Quản lý chất lượng và các cấp độ quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. (Trang 51 - 54)

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Như đã phân tích ở trên, có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, nhưng đề cập đến khái niệm quản lý chất lượng từ góc độ nào, các nhà nghiên cứu cũng thống nhất với nhau ở những điểm chung nhất, đó là: thiết lập chuẩn; đối chiếu thực trạng với chuẩn và có các biện pháp nâng thực trạng ngang chuẩn. Đối

KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG

PHÁT HIỆN VÀ LOẠI BỎ

ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNGQUẢN LÍ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ

PHÒNG NGỪA, TUÂN THỦ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNGQUẢN LÍ VÀ CẢI TIẾN LIÊN TỤC, VĂN HÓA CHẤT LƯỢNG

với các cơ sở giáo dục, quản lý chất lượng có ý nghĩa về nhiều mặt, nhưng ý nghĩa quan trọng nhất là công khai với xã hội về những việc mà nhà trường đang làm, làm những việc đó như thế nào và làm việc đó tốt tới mức nào. Nói cách khác là nhà trường đang chịu trách nhiệm với xã hội như thế nào.

Quản lý chất lượng phát triển cùng quá trình quản lý, theo các cấp độ từ kiểm soát chất lượng sang đảm bảo chất lượng và quản lý chất lượng tổng thể, trong đó:

Kiểm soát chất lượng nhằm phát hiện sai sót và loại bỏ các sản phẩm kém chất lượng, phù hợp với việc quản lý tập trung; vai trò quyết định thuộc về những người điều hành cấp trên; Đảm bảo chất lượng có trọng tâm là phòng ngừa sự xuất hiện những sai sót bằng các quy trình và cơ chế nhất định. Hình thức quản lý này có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa người quản lý và người thừa hành, giữa cấp trên và cấp dưới; Quản lý chất lượng tổng thể nhằm vào cải thiện liên tục chất lượng và lấy việc thay đổi hệ thống giá trị và nền văn hóa tổ chức làm trọng tâm.

Sơ đồ 1.1. Các cấp độ quản lý chất lượng

Vào những thập niên 20 của thế kỷ XX, trước sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, kiểm soát chất lượng đã không làm thoả mãn các nhà sản xuất, cung ứng dịch vụ và cả khách hàng của họ, do đó xuất hiện thuật ngữ “Đảm bảo chất lượng”. Đặc trưng cho hoạt động quản lý chất lượng ở cấp độ này là sử dụng kiểm soát quá trình bằng thống kê, tập trung vào phòng ngừa, có sử dụng đánh giá ngoài (kiểm định), sự tham

gia được uỷ quyền, xây dựng các hệ thống chất lượng, phân tích nhân quả. Mối quan tâm của ĐBCL là phòng chống những sai phạm có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên. Chất lượng của sản phẩm được thiết kế ngay trong quá trình sản xuất ra nó từ khâu đầu đến khâu cuối theo những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đảm bảo không có sai phạm trong các khâu.

Đảm bảo chất lượng nhằm mục đích tạo niềm tin cho khách hàng, chứng minh cho khách hàng về chất lượng của sản phẩm bằng sự bảo đảm rằng các yêu cầu về chất lượng sẽ được thực hiện chính xác. Khách hàng chỉ đặt niềm tin vào người sản xuất hay cung ứng dịch vụ khi họ có đủ bằng chứng nói lên rằng chất lượng sản phẩm sản xuất hay dịch vụ được cung cấp sẽ được ĐBCL theo các chuẩn mực chất lượng được xác định từ trước. Vì vậy, chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ được ĐBCL thông qua áp dụng một hệ thống, được gọi là hệ thống ĐBCL, để đảm bảo chính xác sản xuất và cung ứng dịch vụ phải tiến hành như thế nào theo các chuẩn chất lượng nào. Các chuẩn chất lượng được duy trì thông qua việc tuân thủ các cơ chế, quá trình,... được sắp xếp logic trong hệ thống ĐBCL. Hơn nữa, để có thể ngăn chặn được sai sót trong quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ, đòi hỏi ĐBCL phải chuyển giao trách nhiệm về chất lượng đến từng người lao động, làm việc trong các chu trình sản xuất hay dịch vụ và thường theo các đội/nhóm chất lượng, thay thế cho thanh tra viên, mặc dù thanh tra viên vẫn có thể đóng vai trò quan trọng trong ĐBCL.

Theo Freeman (1994), ĐBCL là một cách tiếp cận có hệ thống nhằm xác định nhu cầu thị trường và điều chỉnh các phương thức làm việc nhằm đáp ứng được các nhu cầu đó. Theo cách tiếp cận này, nhằm đảm bảo rằng sứ mạng và mục đích của tổ chức được tất cả mọi người trong tổ chức biết một cách rõ ràng, hệ thống mà theo đó công việc được thực hiện được suy tính cẩn thận, rõ ràng và được truyền đạt đến tất cả mọi thành viên; trong đó, mọi thành viên đều biết rõ trách nhiệm của mình và đồng tâm thực hiện [75].

Theo tiêu chuẩn Việt Nam “ĐBCL là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống quản lý đã được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo

sự tin tưởng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng” (TCVN 5814).

Từ những phân tích và các quan điểm nêu trên, có thể hiểu: ĐBCL là toàn bộ hoạt động có kế hoạch, mục đích, hệ thống được tiến hành trong hệ thống quản lý với trọng tâm là phòng ngừa những sai sót có thể xảy ra ngay từ bước đầu tiên bằng những quy trình, cơ chế được chứng minh là đủ mức cần thiết nhằm đem lại niềm tin cho các bên liên quan, rằng sản phẩm hay dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu về chất lượng theo mục tiêu đã định.

Trong quản lý chất lượng, quản lý chất lượng tổng thể là cấp độ cao nhất, có mối quan hệ chặt chẽ với với ĐBCL, tiếp tục và phát triển hệ thống ĐBCL. Quản lý chất lượng tổng thể tạo ra nền văn hóa chất lượng, nơi mà mục đích của mọi thành viên trong tổ chức là làm hài lòng khách hàng, khách hàng là người có quyền lực cao nhất. Quản lý chất lượng tổng thể cung cấp cho khách hàng cái gì họ muốn, khi nào họ muốn và muốn nó như thế nào không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai. Quản lý chất lượng tổng thể chỉ phù hợp với những tổ chức phát triển, có cấu trúc phi tập trung và các cơ chế điều hành mềm dẻo.

Đối với các trường trung cấp CAND, với đặc thù của lực vũ trang, quản lý tập trung, mọi hoạt động theo chỉ tiêu pháp lệnh và Điều lệnh CAND, để nâng cao chất lượng, hiệu quả QLĐT, việc tiếp cận ở cấp độ ĐBCL là phù hợp.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w