Đảm bảo chất lượng giáo dục và quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. (Trang 54 - 60)

Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Nghiên cứu, vận dụng lý thuyết ĐBCL vào lĩnh vực giáo dục, có các quan điểm khác nhau, như: Woodhouse (1992) cho rằng ĐBCL là các hệ thống, chính sách, thủ tục, qui trình, hành động và thái độ được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ sở giáo dục xác định, xây dựng và triển khai nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng [96]; Tổ chức các Bộ trưởng giáo dục Đông Nam Á (SEAMEO) (2003), cho rằng hệ thống ĐBCL bao gồm cơ cấu tổ chức, các thủ tục, các quá trình và các nguồn lực cần thiết của các cơ sở đào tạo dùng để thực hiện quản lý đồng bộ, nhằm đạt được những tiêu chuẩn, tiêu chí và các chỉ số cụ thể do nhà nước ban hành, để nâng cao và liên tục cải tiến chất lượng nhằm thõa mãn yêu cầu của người học và đáp ứng nhu cầu

thị trường lao động; Navigation (1997), cho rằng mỗi cơ sở dạy nghề cần có một quy trình ĐBCL nội bộ riêng. Trên cơ sở đó các cơ quan quản lý bên ngoài viếng thăm để thực hiện đánh giá ngoài từ đó đưa ra báo cáo về các ưu điểm, các khuyến nghị để cho các cơ sở giáo dục tự cải thiện [79].

Theo các tác giả Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân, ĐBCL được xem như một hệ thống trong đó bao gồm những hình thức đánh giá khác nhau được áp dụng để thực hiện quy trình nhất định. Quá trình ĐBCL bao giờ cũng phải được bắt đầu từ sự quản lý bên trong cơ sở giáo dục đại học [44].

Nhìn chung các quan điểm đều thống nhất ĐBCL giáo dục được xem là hệ thống các cơ chế và quy trình được áp dụng nhằm đảm bảo yêu cầu chất lượng đã được định trước hoặc việc cải tiến chất lượng liên tục bao gồm việc hoạch định, xác định, khuyến khích, đánh giá và kiểm soát chất lượng.

Từ quan niệm về ĐBCL và những quan điểm nêu trên, có thể hiểu: ĐBCL giáo dục là toàn bộ hoạt động có kế hoạch, mục đích, hệ thống được tiến hành trong hệ thống quản lý với trọng tâm là phòng ngừa những sai sót từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng để tạo ra sự tin tưởng thỏa đáng rằng các hoạt động và sản phẩm đào tạo (học sinh, sinh viên tốt nghiệp) sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo dự kiến.

Các cơ sở giáo dục khẳng định chất lượng đào tạo, nghiên cứu, cung cấp dịch vụ của mình thông qua việc ĐBCL. Từ chỗ xác định bản chất của ĐBCL là tạo lòng tin cho khách hành về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đi tới xem xét quá trình mà các chuẩn mực được duy trì.

Để chứng minh, tạo ra sự tin tưởng đối với các hoạt động và sản phẩm đào tạo, các cơ sở giáo dục tập trung vào xây dựng các chuẩn chất lượng và các quy trình, cơ chế, hệ thống chính sách, hành động, thái độ nhằm đạt được, duy trì, giám sát và củng cố chất lượng giáo dục ở mức chuẩn cho phép và tìm ra những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo để cơ sở giáo dục hoàn thành sứ mạng. Đồng thời, chuyển trách nhiệm chính về chất lượng từ người quản lý bên trên và bên ngoài sang giáo viên, cán bộ quản lý cấp thấp hơn.

Ở mỗi cơ sở giáo dục, ĐBCL là sự kết hợp giữa việc ĐBCL bên trong và ĐBCL bên ngoài cơ sở giáo dục đó. ĐBCL bên trong do nhà trường đảm nhận, nâng cao quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục trong việc tổ chức quá trình đào tạo của mình. ĐBCL bên ngoài do các cơ quan, tổ chức chức năng bên ngoài nhà trường thực hiện (gồm cả các tổ chức kiểm định chất lượng). ĐBCL bên trong là nhân tố quan trọng vì chất lượng giáo dục của nhà trường phải do chính nhà trường chủ động tạo nên, mặc dù các cơ quản quản lý bên ngoài cũng có những trách nhiệm nhất định. Trong phạm vi luận án này, tác giả chỉ xem xét ĐBCL bên trong ở các trường trung cấp CAND.

Từ những nghiên cứu về QLĐT ở các trường trung cấp CAND và ĐBCL giáo dục, có thể hiểu: QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL là những tác động có tổ chức, có hệ thống, hướng đích của chủ thể quản lý vào quá trình đào tạo từ bước đầu tiên đến bước cuối cùng theo các chuẩn mực chất lượng, bằng các quy trình, cơ chế nhằm hình thành cho học viên những năng lực, phẩm chất cần thiết đáp ứng yêu cầu của công an các đơn vị, địa phương ở địa bàn cơ sở.

Các trường trung cấp CAND tiến hành QLĐT theo tiếp cận ĐBCL thông qua các hoạt động quản lý cụ thể:

Xác định các chuẩn mực chất lượng đối với các hoạt động đào tạo của các trường trung cấp CAND

Căn cứ vào Thông tư số 28/TT- BLĐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định hệ thống ĐBCL của cơ sở GDNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an, có thể xác định các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá về đảm bảo chất lượng giáo dục ở các trường trung cấp CAND như sau:

* Nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá về sứ mạng và mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp CAND

Sứ mạng và mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp CAND về thực chất là chức năng, nhiệm vụ chính trị của nhà trường do Đảng, Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Công an quyết định.

Các trường trung cấp CAND có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ CAND có trình độ trung cấp. Mục tiêu đào tạo của các trường trung cấp CAND là đào tạo cán bộ

CAND tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân, có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong thời kỳ đất nước đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Hiện nay các trường trung cấp CAND đang đào tạo cán bộ CAND cho các đơn vị và công an các địa phương với 6 ngành (9 chuyên ngành). Căn cứ vào nhiệm vụ chung, mỗi trường trung cấp CAND cụ thể hóa cho phù hợp với tính chất chuyên ngành, cấp độ đào tạo của mỗi trường.

* Nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nội dung, chương trình đào tạo ở các trường trung cấp CAND.

Nội dung đào tạo là một bộ phận hữu cơ của quá trình đào tạo, quy định một hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, phẩm chất chính trị, đạo đức, của đối tượng đào tạo mà người học viên phải nắm vững trong suốt quá trình đào tạo. Nội dung đào tạo bị chi phối bởi mục tiêu đào tạo, phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện mục tiêu đào tạo ở các trường trung cấp CAND, quy định những hoạt động cơ bản của các chủ thể đào tạo và đối tượng đào tạo; quy định việc lựa chọn phương thức, quy trình, xây dựng cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng đào tạo. Đánh giá chương trình đào tạo của các trường trung cấp CAND thường tập trung vào các dấu hiệu: Phương hướng, nội dung rõ ràng, chính xác của chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu đào tạo; Tính hiện đại của nội dung, chương trình đào tạo; Tỷ lệ học lý thuyết với thực hành...

* Nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hình thức tổ chức, phương pháp dạy học ở các trường trung cấp CAND

Phương pháp dạy học là yếu tố cơ bản của quá trình đào tạo ở các trường trung cấp CAND. Vì vậy đánh giá chất lượng hình thức, phương pháp dạy học cần được coi là một trong những vấn đề trọng tâm của QLĐT ở các trường trung cấp CAND. Việc đánh giá chất lượng hình thức, phương pháp dạy học ở các trường trung cấp CAND tập trung vào các nội dung: Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, sáng tạo của học viên; kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao kiến thức với rèn luyện phương pháp tư duy...

* Nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ở các trường trung cấp CAND

Đội ngũ cán bộ, giáo viên là nhân tố cấu thành quá trình giáo dục ở các trường trung cấp CAND, chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý là nhân tố cơ bản ĐBCL giáo dục ở các trường trung cấp CAND. Nhóm tiêu chí này được đánh giá thông qua các dấu hiệu: Cơ cấu và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ học vấn theo quy chế của Nhà nước, Bộ Công an; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy, quản lý…

* Nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND

Chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp CAND. Đánh giá chất lượng tổ chức và quản lý đào tạo ở các trường trung cấp CAND tập trung vào các nội dung sau: Đánh giá tính kế hoạch hóa quá trình đào tạo và quản lý quá trình đào tạo thể hiện ở sự chính xác, khoa học của các quyết định quản lý, dự kiến các hoạt động với mục đích, nội dung, biện pháp rõ ràng, xác định các bước đi cụ thể bảo đảm quản lý đào tạo đáp ứng được mục tiêu đào tạo; Các văn bản pháp quy, cụ thể hoá mục đích, yêu cầu, nội dung, biện pháp quản lý nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả để quản lý đào tạo; Sự linh hoạt, sáng tạo, mềm dẻo của các quyết định, quy chế, quy định đào tạo; Việc nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các văn bản về QLĐT trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, điều lệ và các quy định của Bộ Công an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá về cơ sở vật chất của các trường trung cấp CAND

Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật là một nhân tố quan trọng của giáo dục và đào tạo. Đánh giá về cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng giáo dục bao gồm: Hệ thống giảng đường, phòng học được được tổ chức hợp lý và thiết bị hiện đại; hệ thống phương tiện kỹ thuật, trang bị để huấn luyện kỹ thuật theo chuyên ngành đào tạo; hệ thống thư viện và các tài liệu, giáo khoa, giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo...

thông tin, các phương tiện kỹ thuật kiểm tra; các phương tiện kỹ thuật luyện tập và các phương tiện kỹ thuật bổ trợ; các phòng học, bãi tập, thao trường chuyên dùng đảm bảo việc rèn luyện tay nghề và các đồ dùng dạy học hiện đại khác...

* Nhóm tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của các trường trung cấp CAND

Nhóm tiêu chuẩn, tiêu chí này bao gồm đánh giá sự phát triển năng lực và phẩm chất của học viên sau quá trình học tập, rèn luyện ở các trường trung cấp CAND. Đánh giá việc phát triển năng lực của học viên các trường trung cấp CAND phải được đánh giá thông qua khả năng nắm vững và vận dụng các kiến thức vào hoạt động thực tiễn. có khả năng hoàn thành nhiệm vụ trong những hoàn cảnh khó khăn phức tạp. Đánh giá về phẩm chất chính trị, đạo đức phải được đánh giá ở các dấu hiệu về tinh thần yêu nước, ý chí quyết tâm phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Kiên định và quyết tâm thực hiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân; có quyết tâm cao hoàn thành tốt nhiệm vụ, coi đó là vinh dự, trách nhiệm của người cán bộ CAND. Phẩm chất chính trị, đạo đức của học viên ở còn được đánh giá thông qua việc biết phân tích đúng sai trước các sự kiện, hiện tượng xảy ra trong đời sống chính trị, xã hội, dám đấu tranh bảo vệ chính sách, pháp luật Nhà nước; không mơ hồ trước âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, không bi quan dao động trước khó khăn, thách thức. Mức độ vững vàng về lập trường tư tưởng, bản lĩnh chính trị, mức độ yên tâm gắn bó với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới…

Trên đây là những tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường trung cấp CAND, chúng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau.

Xây dựng và thực hiện các quy trình, cơ chế đối với các hoạt động đào tạo, từ “đầu vào” đến “quá trình” và “đầu ra’’ đạt chất lượng theo chuẩn.

Giám sát, đo lường, đánh giá việc thực hiện quy trình, đối chiếu chuẩn, quy trình, kế hoạch đã xác định, các cá nhân, đơn vị chuyên trách thực hiện việc giám sát, đo lường, đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động đào tạo và kết quả đạt được.

Để các trường trung cấp CAND tiến hành QLĐT theo tiếp cận ĐBCL đạt kết quả mong muốn, các hoạt động trên phải được thể chế hóa thành các văn bản quản lý của nhà trường, đồng thời Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường phải phổ biến, quán triệt, gắn

trách nhiệm tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học viên; cùng thống nhất ý chí và hành động trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ĐBCL của nhà trường. Mỗi cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học viên phải nhận thức rõ sứ mệnh, tầm nhìn, chiến lược phát triển nhà trường…., nhận thức rõ chức trách, nhiệm vụ của bản thân và nỗ lực, tự giác thực hiện, phối hợp với đồng chí, đồng đội thực hiện ngày càng tốt hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w