Quản lý đào tạo hướng tới chất lượng đã được các trường trung cấp CAND quan tâm, tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, thực tế các trường mới thực hiện trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm, chưa được định hướng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, tiếp cận theo lý luận quản lý giáo dục và hệ thống ĐBCL của GDNN. Với tổng quan những vấn đề đã nghiên cứu trên, QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Một là, trên cơ sở kế thừa các luận điểm khoa học ở trong, ngoài nước về QLĐT, ĐBCL ở các cơ sở giáo dục và cùng với những đặc trưng về QLĐT của các trường trung cấp CAND để xây dựng khung lý luận QLĐT theo tiếp cận ĐBCL trong các trường trung cấp CAND cho phù hợp với thực tiễn đào tạo của nhà trường và đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay. QLĐT ở các trường trung cấp CAND phải tuân thủ những yêu cầu, nguyên lý chung, đồng thời cũng có những đặc điểm riêng biệt.
Hai là, tiến hành khảo sát thực trạng QLĐT ở các trường trung cấp CAND trên cơ sở khung lý luận ĐBCL đã đề ra, bao gồm thực trạng: quản lý đầu vào (quản lý xây dựng, điều chỉnh chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo; quản lý hoạt động tuyển sinh; quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý; quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,...); quản lý quá trình (quản lý hoạt động dạy học; quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của học viên; quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập,..); quản lý đầu ra (công nhận kết quả học tập, cấp phát văn bằng tốt nghiệp; quản lý đánh giá, phản hồi sau đào tạo,…) và thực trạng bối cảnh tác động đến hoạt động giáo dục, đào tạo của nhà trường.
Từ đó đánh giá hiện trạng QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL và phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở đề ra các biện pháp QLĐT theo ĐBCL phù hợp.
Ba là, các trường trung cấp CAND cần phải xác định các biện pháp và triển khai thành công các biện pháp QLĐT theo tiếp cận ĐBCL trong nhà trường.
Biện pháp QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL cần được vận dụng có chọn lọc và tích hợp những ưu việt một số mô hình ĐBCL, coi trọng đầu vào, quá trình đào tạo và chất lượng của sản phẩm đào tạo thể hiện ở đầu ra, đảm bảo điều kiện thực hiện đánh giá trong. ĐBCL các nhân tố này sẽ góp phần nâng cao chất lượng QLĐT và chất lượng đào tạo ở các trường trung cấp CAND, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công an các đơn vị, địa phương.
Kết luận Chương 1
Tổng quan tình hình nghiên cứu của các nhà khoa học, quản lý giáo dục trong và ngoài nước có liên quan đến QLĐT ở các trường trung cấp theo tiếp cận ĐBCL có ý nghĩa quan trọng đối với việc nghiên cứu đề tài luận án; kết quả khái quát được trong quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu là cơ sở để có được những nhận định toàn diện hơn về QLĐT ở các cơ sở GDNN nói chung, QLĐT ở các trường trung cấp CAND nói riêng và về ĐBCL trong giáo dục và QLĐT ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận ĐBCL.
Bản chất của QLĐT ở một cơ sở giáo dục đó là nắm và điều khiển mối quan hệ tương tác giữa các thành tố cấu thành của quá trình đào tạo để đạt tới những mục tiêu nhất định.
Các công trình nghiên cứu về QLĐT, ĐBCL, ĐBCL các cơ sở giáo dục và QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, cho thấy rằng vấn đề chất lượng đào tạo và ĐBCL đang được các nhà khoa học và quản lý giáo dục rất quan tâm. Tuy nhiên, khi nghiên cứu QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các cơ sở giáo dục thì còn nhiều quan điểm khác nhau, phần lớn các công trình đều nghiên cứu tập trung vào vấn đề quản lý chất lượng và ĐBCL, chưa đi sâu nghiên cứu QLĐT hoặc có những cách tiếp cận khác nhau khi xác định nội dung QLĐT theo tiếp cận ĐBCL, vấn đề QLĐT ở các trường trung cấp chưa được nhiều nhà khoa học quan tâm.
Kết quả nghiên cứu và tổng hợp các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước, tác giả cũng nhận thấy các công trình nghiên cứu về QLĐT theo tiếp cận ĐBCL ở các trường trung cấp CAND chưa được thực hiện. Do vậy, những công trình nghiên cứu có liên quan là cơ sở khoa học, tạo thuận lợi về mặt lý luận, giúp cho tác giả luận án có điểm tựa khoa học để triển khai nghiên cứu đề tài “Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng”.
Chương 2