Kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. (Trang 123 - 128)

V Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên

5 Từ văn hóa quản lý của nhà trường và các điều kiện đảm bảo 3.1

4.1.3. Kiện toàn đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý theo tổ chức bộ máy mới và chuẩn chức danh

và chuẩn chức danh

4.1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT- BCA ngày 20/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 17-NQ/ĐUCATU ngày 18/10/2014 của Đảng ủy Công an Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

trong CAND, trong đó xác định phải xây dựng quy hoạch phát triển; bố trí, sắp xếp lại đội ngũ nhà giáo đảm bảo về chất lượng, hợp lý về cơ cấu, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quy mô đào tạo của các trường. Chú trọng giáo dục phẩm chất đạo đức, phát huy sức sáng tạo, sự nhiệt tình và tâm huyết, khát khao cống hiến của đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo trẻ. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo đảm để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục yên tâm công tác, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo.

Tháng 4 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại các trường CAND, theo đó các trường cao đẳng, trung cấp CAND được thu gọn và đội ngũ giáo viên, CBQL của các trường trung cấp CAND có nhiều sự thay đổi và hiện nay, Bộ Công an đang nghiên cứu và chuẩn bị ban hành Thông tư quy định khung tiêu chuẩn tiêu, tiêu chí bố trí, sắp xếp cán bộ, giáo viên các trường CAND, việc kiện toàn, nâng cao năng lực giáo viên và CBQL trong các trường trung cấp CAND theo tổ chức bộ máy mới và đạt chuẩn chức danh là rất cần thiết, phù hợp với tình hình hiện nay ở các trường trung cấp CAND.

Trước yêu cầu, đòi hỏi của thực tế, việc kiện toàn và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường trung cấp CAND là một yêu cầu khách quan, đáp ứng yêu cầu của tổ chức, bộ máy mới, cũng như đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường và của Bộ Công an.

4.1.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Một là, các trường trung cấp CAND chủ động nghiên cứu, bám sát tiêu chí, tiêu chuẩn về nhà giáo, cán bộ quản lý được quy định trong Quyết định số 3648/QĐ- BCA- X02 ngày 20/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong CAND, để rà soát, hoàn thiện hệ thống các quy định, quy trình nội bộ nhà trường về công tác giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục…(sau đây nói chung là về công tác cán bộ) theo các quy định hiện hành của Nhà nước và Bộ Công an, trong đó việc nghiên cứu, ban hành quy trình về tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, phân loại nhà giáo, CBQL ở các trường trung cấp CAND là bắt buộc.

Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ban hành các quy định, quy trình về công tác cán bộ, các trường trung cấp CAND cần có sự phối hợp, trao đổi với nhau và với các cơ quan chức năng của Bộ Công an (Cục Đào tạo, Cục Tổ chức cán bộ,…) để đảm bảo sự thống nhất thực hiện trong hệ thống.

Hai là, đối với đội ngũ giáo viên.

Các trường triển khai kiện toàn, sắp xếp giáo viên ngay sau khi Bộ Công an ban hành Thông tư quy định về khung tiêu chuẩn, tiêu chí bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, giáo viên các trường CAND; có kế hoạch tuyển chọn bổ sung giáo viên ở một số khoa nghiệp vụ, xác định đối tượng, cách thức tuyển chọn và thành lập hội đồng tuyển chọn đảm bảo tuyển được giáo viên thực sự có năng lực và trách nhiệm đối với sự nghiệp giảng dạy và giáo dục; xây dựng quy trình cụ thể để tuyển chọn đối với từng đối tượng, như học viên tốt nghiệp các trường CAND, hoặc sinh viên tốt nghiệp đại học ngành ngoài, giảng viên các trường đại học ngoài ngành, nhằm tuyển được những giáo viên thực sự có trình độ và có đạo đức nghề nghiệp, có lòng say mê với công việc và có tâm hồn giáo dục trong sáng.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn phát triển đồng bộ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về trình độ và năng lực giảng dạy, huấn luyện, thực hành; xây dựng tiêu chuẩn, quy trình nâng cao chất lượng xét công nhận các chức danh giảng dạy, tránh hình thức, thiếu khách quan, trung thực làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong nhà trường;

Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy cho giáo viên, xác định chuẩn nội dung, linh hoạt về hình thức, thời gian mở các lớp bồi dưỡng, tập trung vào những vấn đề giáo viên còn yếu, còn hạn chế, như ngoại ngữ, tin học, như kiến thức thực tế (đối với giáo viên trẻ), phương pháp giảng dạy sư phạm tích cực, ứng dụng công nghệ thông tin, biên soạn và giảng dạy bằng giáo án điện tử,...Kết hợp bồi dưỡng ngắn hạn với đào tạo giáo viên, ưu tiên nhưng không hạ thấp tiêu chuẩn, có kế hoạch tạo nguồn để đạt tiêu chuẩn chọn giáo viên đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, nâng cao một cách cơ bản trình độ giáo viên các trường trung cấp CAND.

Tiếp tục luân chuyển có thời hạn đối với giáo viên nghiệp vụ và cử giáo viên đi nghiên cứu thực tế tại công an các đơn vị, địa phương nhằm giúp cho giáo viên thu

được lượng kiến thức thực tiễn phong phú, cập nhật vào giảng dạy. Tùy theo các chức danh mà giáo viên đang đảm nhiệm trong nhà trường để có thể bố trí các chức danh phù hợp khi đi luân chuyển, thực tế ở địa phương để họ vừa thực thi được nhiệm vụ mới vừa nâng cao được kiến thức thực tế của mình. Đồng thời, phải có chế độ quy định giáo viên được cung cấp các thông tin, tư liệu nghiệp vụ cần thiết để phục vụ giảng dạy.

Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục giáo viên thấm nhuần mục tiêu, tầm nhìn, sứ mạng của nhà trường, đồng thời quan tâm đến các phong trào thi đua dạy tốt và có chế độ chính sách phù hợp, đảm bảo điều kiện làm việc, nghiên cứu khoa học, phát huy năng lực sáng tạo và tâm huyết nghề nghiệp của giáo viên, nâng cao trách nhiệm của nhà giáo không chỉ trong giảng dạy kiến thức mà cả trong giáo dục, rèn luyện, quan hệ với học viên; tăng cường thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy, biên soạn của giáo viên.

Ba là đối với đội ngũ cán bộ quản lý

Tiếp tục nâng cao năng lực đội ngũ CBQL trong các trường trung cấp CAND cho phù hợp với yêu cầu quản lý hiện đại, vừa đáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế mở, năng động, vừa đảm bảo khuôn khổ kỷ luật của lực lượng vũ trang.

Rà soát, sắp xếp, kiện toàn đội ngũ CBQL theo khung tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ Công an; tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ quản lý để mọi cán bộ đạt chuẩn chức danh và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đảm bảo điều kiện làm việc, đổi mới cơ chế chính sách, tạo động lực cho đội ngũ CBQL, đồng thời thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, đảm bảo đội ngũ CBQL thực sự tâm huyết, nắm rõ mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn và có trách nhiệm với chất lượng giáo dục, đào tạo của nhà trường. Trong số CBQL ở các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND nói riêng, cán bộ quản lý học viên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện học viên. Do đó, cán bộ quản lý học viên cần được chọn lựa từ những người có kinh nghiệm, nhiệt tình, có trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục để giáo dục và rèn luyện tốt học viên ngay từ khi mới vào trường. Trong tuyển chọn đội ngũ cán bộ quản lý học viên cần chuẩn hoá tiêu chuẩn, ưu tiên tuyển chọn những học viên tốt nghiệp các học viện, trường đại học CAND đã làm cán bộ lớp, có

phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống kỷ luật hoặc chuyển đổi cán bộ có tâm huyết từ các bộ phận khác sang làm công tác quản lý học viên.

Làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đội ngũ CBQL, cán bộ công nhân viên trong nhà trường đều phải quan tâm thường xuyên, đồng bộ đến chất lượng đào tạo. Mọi thành viên trong trường, dù ở cương vị nào cũng đều phải được giáo dục tốt ý thức trách nhiệm để quan tâm đến chất lượng học tập, rèn luyện của học viên, tạo ra môi trường giáo dục và học tập lành mạnh.

Phòng Chính trị là đơn vị chủ trì, phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm tiến hành rà soát và nghiên cứu, tham mưu, đề xuất Đảng ủy, Ban giám hiệu ban hành các quy định, quy trình về công tác cán bộ và chủ trì tổ chức triển khai thực hiện.

4.1.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiện nay, Bộ Công an đang tiếp tục nghiên cứu Đề án thành phần Nâng cao năng lực cho giáo viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại (sau khi kết thúc Đề án thành phần số 5 thuộc Đề án Quy hoạch tổng thể nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trong CAND đến năm 2020), những nhiệm vụ, giải pháp nêu trên cần được lồng ghép vào những nhiệm vụ, giải pháp trong Đề án của Bộ Công an, đảm bảo thực hiện thống nhất trong các trường CAND nói chung và các trường trung cấp CAND nói riêng.

Sau khi kiện toàn, các trường cùng với công an các đơn vị, địa phương, các cơ quan chức năng của Bộ Công an cần sớm ấn định biên chế và ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các khoa, phòng, trung tâm của các trường trung cấp CAND. Đây là căn cứ để từng trường trung cấp CAND xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển giáo viên, cán bộ quản lý; xác định nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, cán bộ của nhà trường. Yêu cầu chung của việc xây dựng kế hoạch, quy hoạch là phải đi trước, đón đầu được sự phát triển của nhiệm vụ đào tạo, đồng thời có tính đến biểu biên chế, tổ chức của nhà trường và từng bộ phận, đảm bảo tính kế thừa, phát triển lực lượng sư phạm của nhà trường.

Sự lớn mạnh của các trường trung cấp CAND và sự phát triển của giáo viên, CBQL trong từng trường không thể tách rời sự hỗ trợ, giúp đỡ của các học viện, trường

đại học trong hệ thống các trường CAND. Sự hỗ trợ, giúp đỡ đó thể hiện ở việc các học viện, trường đại học CAND tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, giáo viên; cung cấp giáo trình, tài liệu, phổ biến kinh nghiệm đào tạo. Những hỗ trợ, giúp đỡ đó thực sự là những điều kiện cần thiết để phát triển giáo viên, CBQL nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Các trường trung cấp CAND cũng cần căn cứ các quy định hiện hành của Bộ Công an về tiêu chuẩn chức danh đối với giáo viên, CBQL để cụ thể hóa thành quy định về nhiệm vụ, tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, giáo viên của nhà trường. Đây cũng được coi là điều kiện của chuẩn hóa giáo viên, CBQL theo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; Phòng Chính trị của các trường Trung cấp CAND là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong nhà trường tham mưu, đề xuất Đảng ủy, Ban giám hiệu triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực cho giáo viên và CBQL theo chức năng, nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Quản lý đào tạo ở các trường trung cấp Công an nhân dân theo tiếp cận đảm bảo chất lượng. (Trang 123 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(193 trang)
w