Lập luận trong văn nghị luận

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 27 - 31)

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):

- Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có ý nghĩa xã hội rộng rãi, có quan hệ tới nhiều người, còn những kết luận rút ra trong đời sống thường chỉ liên quan tới một cá nhân hoặc một số ít người.

- Kết luận rút ra trong văn nghị luận thường là những vấn đề mang tính khái quát, tính triết lý cao, trong khi đó những kết luận rút ra trong đời sống thường mang tính cá biệt cụ thể.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):

* Lập luận cho luận điểm: “Sách là người bạn lớn của con người” - Sách vở nuôi dưỡng ta, giúp ta lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn.

- Sách giúp ta hiểu biết, khám phá những sự bí ẩn của thế giới tự nhiên ; khám phá sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn con người; và khám phá ngay những điều bí ẩn của chính bản thân mình. (Sách khoa học tự nhiên, khoa học xã hội) - Sách còn giúp ta tích lũy nhiều kĩ năng sống (Ví dụ: Hạt giống tâm hồn, …)

- Sách giúp ta vượt qua thời gian, để hiểu về quá khứ, biết đến hiện tại, dự đoán được tương lai, vượt qua không gian, vượt qua biên giới của mọi quốc gia để đến với những nơi ta cần đến (đặc biệt là sách về lịch sử)

- Sách giúp giải tỏa căng thẳng, khiến ta thư giãn (truyện cười, tiểu thuyết, ….)

Câu 3 (trang 34 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):

* Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận:

- Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng. * Lập luận:

- Truyện Thầy bói xem voi:

+ Vì bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú. Chính vì thế khi xem xét một sự vật, hiện tượng ta nên nhìn nhận nó ở mọi góc độ, không nên nhìn phiến diện một chiều

- Truyện Ếch ngồi đáy giếng:

+ Chúng ta cần khiêm tốn, học hỏi để có nhiều hiểu biết, không nên tự phụ, kiêu căng, chủ quan như chú ếch trong truyện mà dẫn đến hành động sai lầm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận: luận trong văn nghị luận:

- Lập luận là cách đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng (luận cứ) để dẫn dắt thuyết phục người nghe (đọc) chấp nhận một quan điểm, tư tưởng nào đó của người nói (viết). Quan điểm, tư tưởng cần được chấp nhận ấy là kết luận.

II. Lập luận trong văn nghị luận

- Luận điểm trong văn nghị luận là những kết luận có tính khái quát, có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội.

- Ví dụ:

a. Chống nạn thất học

b. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

c. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội d. Sách là người bạn lớn của con người

e. Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn

Bài 21:

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

A. Soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt ngắn gọn :

Phần đọc - hiểu văn bản

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):

* Bố cục và ý chính:

- Phần 1 (đoạn 1, 2): Tiếng Việt đẹp và hay

- Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

- Nhận định “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” được giải thích cụ thể trong đoạn đầu như sau:

+ Câu mở đầu khẳng định giá trị đẹp và hay của tiếng Việt. + Những câu sau lí giải cho nhận định trên.

Câu 3 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

- Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng Việt, tác giả trình bày những ý kiến theo 2 phương thức: trực tiếp, gián tiếp.

- Cách sắp xếp các chứng cứ rất logic, hợp lí, giàu sức thuyết phục: + Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, cái đẹp ở mặt ngữ âm.

+ Ý kiến của một người.

Câu 4 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

* Sự giàu có và khả năng phong phú của tiếng Việt được thể hiện qua: - Ngữ âm: Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú, giàu thanh điệu. - Từ vựng: đa dạng, phong phú, giàu nhạc điệu.

- Ngữ pháp: tiếng Việt rất uyển chuyển, linh hoạt

- Ví dụ: sự hài hòa về thanh điệu, sự phong phú về ngôn từ trong Truyện Kiều

Câu 5 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

* Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận ở bài văn này: - Tác giả kết hợp hài hòa nhiều phương thức biểu đạt - Lập luận chặt chẽ, logic, giàu sức thuyết phục

- Sử dụng biện pháp mở rộng câu nhằm làm rõ nghĩa giống như vừa ghi chú, vừa bổ sung thêm nhiều khía cạnh mới hoặc mở rộng điều đang nói

Phần luyện tập

Câu 1 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 tập 2) * Sưu tầm ý kiến:

"Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."

(Phạm Văn Đồng)

Câu 2 (trang 37 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

* Dẫn chứng thể hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt về ngữ âm và từ vựng :

“Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

( Truyện Kiều – Nguyễn Du)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt:

I. Tác giả a. Cuộc đời a. Cuộc đời

- Tên tác giả: Đặng Thai Mai (1902-1984)

- Quê quán: làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An - Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.

b. Đặc điểm cuộc đời:

- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học

- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng tách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn

- Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”

2. Thể loại: Văn nghị luận 3. Bố cục: 3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “lũ bán nước và cướp nước”): Nêu vấn đề nghị luận – Nhận định chung về lòng yêu nước

- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng nồng nàn yêu nước”): Chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta

- Phần 3 (còn lại): Nhiệm vụ của mọi người

Bài nghị luận “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” là bài nghị luận đầy sức thuyết phục về vẻ đẹp, giá trị của ngôn ngữ dân tộc bằng sự phân tích, chứng minh sắc bén của tác giả Đặng Thai Mai.

5. Giá trị nội dung:

- Bằng những dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”

6. Giá trị nghệ thuật:

- Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc

- Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục - Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo

Thêm trạng ngữ cho câu

A. Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu ngắn gọn :

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)