II. Thân bài 1 Giải thích
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu:
Phan Bội Châu:
I. Tác giả a. Cuộc đời a. Cuộc đời
- Tên tác giả: Nguyễn Ái Quốc (1890 - 1969) là tên gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ hoạt động trước cách mạng 1945.
b. Sự nghiệp văn học
* Phong cách nghệ thuật:
- Người coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. - Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc.
- Luôn chú ý đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
* Tác phẩm tiêu biểu:
- Tuyên ngôn độc lập (1945, văn chính luận)
- Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, văn chính luận) - Đường Kách Mệnh (1927, tập hợp những bài giảng) - Con rồng tre (1922, kịch )
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
- Các truyện ngắn: Vi hành (1923), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)...
- Nhật kí trong tù (thơ, 1942 - 1943)...
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
- “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc (18-6-1925) ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò và sắp bị xử án, còn Va-ren thì chuẩn bị sang nhậm chức Toàn quyền Đông Dương.
2. Thể loại:
- Truyện ngắn
3. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “vẫn bị giam trong tù”): Lời hứa của Va-ren với Phan Bội Châu.
- Phần 2 (tiếp đó đến “không hiểu Phan Bội Châu”): Cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
- Phần 3 (còn lại): Thái độ của Phan Bội Châu qua lời của các nhân chứng.
4. Tóm tắt:
Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu là câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren, tên toàn quyền Đông Dương lúc bấy giờ và Phan Bội Châu, hiện là một người tù bị bắt giam vì hoạt động Cách mạng. Trong cuộc gặp gỡ tại nhà tù giam giữ Phan Bội Châu, Va-ren ra sức dùng lời lẽ dụ dỗ người chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu phản bội dân tộc, làm tay sai cho Pháp. Những với tinh thần dân tộc, ý chí Cách mạng của mình, Phan Bội Châu đã đáp trả Va-ren bằng thái độ dửng dưng, khinh bỉ thậm chí là nhổ vào mặt tên toàn quyền Đông Dương ấy.
5. Giá trị nội dung:
- Tác giả đã khắc họa hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội đối lập nhau. Va-ren đại diện cho bộ mặt thực dân Pháp rất gian trá, lố bịch, phản động. Phan Bội Châu đại diện cho tiếng nói của quần chúng nhân dân, rất kiên cường, bất khuất, là người anh hùng dân tộc. Đây cũng là sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng, giữa “lý tưởng” của một kẻ cướp nước với lý tưởng của một người anh hùng yêu nước.
6. Giá trị nghệ thuật:
- Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh; khả năng tưởng tượng hư cấu…
Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)