Về văn biểu cảm

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 132 - 134)

Câu 1 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một: - Cổng trường mở ra.

- Mẹ tôi.

- Một thứ quà của lúa non: Cốm - Mùa xuân của tôi.

- Sài Gòn tôi yêu.

Câu 2 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

* Chọn bài Một thứ quà của lúa non: Cốm * Văn bản biểu cảm có những đặc điểm:

- Về mục đích: Biểu hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ và đánh giá của người viết đối với người và việc ngoài đời hoặc tác phẩm văn học.

- Về cách thức: Người viết khai thác những đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc con người,… nhằm bộc lộ tình cảm và sự đánh giá của mình.

- Về bố cục: theo mạch tình cảm, suy nghĩ.

Câu 3 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

* Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm:

- Gợi cảm xúc, tình cảm, do cảm xúc, tình cảm chi phối chứ không miêu tả đầy đủ phong cảnh, chân dung hay sự việc.

- Nếu không có yếu tố này, bài viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể.

* Ý nghĩa của yếu tố tự sự trong văn biểu cảm:

- Yếu tố tự sự có tác dụng gợi cảm rất lớn, nhất là khi kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.

- Trong văn biểu cảm, cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của sự việc buộc người ta nhớ lâu và suy nghĩ, cảm xúc về nó.

Câu 5 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

- Khi muốn bày tỏ tình thương, lòng ngưỡng mộ, ngợi ca đối với một con vật, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được: vẻ đẹp bên ngoài, đặc điểm phẩm chất bên trong, ảnh hưởng, tác dụng, ấn tượng sâu đậm và tốt đẹp đối với con người và cảnh vật…

Câu 6 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

* Ngôn ngữ của văn biểu cảm được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các yêu tố miêu tả, tự sự hoặc qua hệ thống các biện pháp tu từ

*VD:

- Trong Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ so sánh:

+Tôi yêu lông mày ai như trăng mới in ngần (…)

+Không uống rượu mạnh cũng như lòng mình say rượu (…)

+ Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối… (ở đây hình ảnh so sánh (máu, mầm non) đã được miêu tả

chi tiết gợi cảm, người ta gọi là lối “so sánh nối dài” có khả năng bộc lộ tình cảm đặc biệt)

+ Y như con vật nằm thu hình một nơi trốn rét (Giấu đi sự vật so sánh (chẳng hạn

“Tôi y như” câu văn như là sự phát hiện những tình cảm bất ngờ của chính mình nhờ khi mùa xuân đem lại…)

- Nhân hóa:

(…) Mầm non cửa cây cối, nằm im mãi không ngủ được, phủi trồi ra thành những

cái lá nhỏ li ti, giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.

- Liệt kê:

+ (…) đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không xanh biếc […] nhưng trái

lại, lại nức một mùi hương man mác.

+ Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trắng đừng thương

gió, ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân

- Trong Sài Gòn tôi yêu:

- Nhân hóa: Sài Gòn cứ trẻ hoài như một cây tơ đương độ nõn nhiều […] - Liệt kê:

+Tôi yêu trong nắng sớm […] Tôi yêu thời tiết trái chứng […] +Tôi yêu cả đêm khuya […] Tôi yêu phố phường náo động […] + Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương […]

Câu 7 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Nội dung văn biểu cảm. - Nội dung cảm xúc, tâm trạng, tình cảm và đánh giá, nhận xét của người viết. Mục đích biểu cảm. - Cho người đọc thấy rõ nội dung biểu

cảm và đánh giá của người viết.

Phương tiện biểu cảm. - Câu cảm, so sánh, tương phản, trùng điệp, câu hỏi tu từ…

Câu 8 (trang 139 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2)

Mở bài Nêu đối tượng biểu cảm, khái quát cảm xúc ban đầu

Thân bài Nêu cảm nghĩ về đối tượng

Kết bài Khẳng định lại cảm xúc mà mình dành cho đối tượng

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)