Câu hỏi (trang 51 sgk Ngữ văn 7 tập 2) 1. Tìm hiểu đề và tìm ý
- Vấn đề cần chứng minh: Lòng biết ơn - Cách lập luận: Đưa ra lí lẽ và dẫn chứng.
2. Lập dàn ý
a. Mở bài: Câu tục ngữ thể hiện một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta: Lòng biết ơn.
b. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa hai câu tục ngữ: + Nghĩa đen: Ý tự lời hay.
+ Nghĩa bóng (luận điểm chính): Mọi giá trị vật chất tinh thần mà ta đang có đều từ thành quả lao động của người khác. Cần phải ghi nhớ biết ơn.
Lí lẽ và dẫn chứng:
- Đạo lí tốt đẹp đó tồn tại trong dân tộc ta từ xưa đến nay:
+ Các lễ hội (hội Thánh Gióng, giỗ Tổ Hùng Vương 10/3, lễ Tết,...) + Tục lệ truyền thống về lòng biết ơn: Tục thờ cúng tổ tiên, ông bà….
+ Các bảo tàng lịch sử ghi nhớ công lao các vị anh hùng dân tộc, môn học lịch sử trong nền giáo dục vẫn được duy trì, các nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng.…
- Phê phán, đáng trách những người không góp phần giữ gìn đạo lí đẹp ấy. c. Kết bài:
- Cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp trong xã hội.
3. Viết bài
- Đoạn mở bài:
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bề dày văn hóa với những truyền thống đạo lí tốt đẹp. Một trong số đó phải kể đạo lí về lòng biết ơn: Uống nước nhớ nguồn , Ăn
quả nhớ kẻ trồng cây.
- Đoạn kết bài:
Như vậy có thể nói rằng đạo lý sống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn từ lâu đã thấm đượm trong mỗi con người Việt Nam. Lớp thế hệ trẻ chúng ta
hôm nay cần giữ gìn và phát huy hơn nữa đạo lí sống cao đẹp ấy.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh:
- Trong đời sống người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận một luận điểm mới, cần được chứng minh là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
Bài 23
Đức tính giản dị của Bác Hồ
A. Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ ngắn gọn :
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
* Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu là: - Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch.
* Tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác trên các phương diện: + Bữa ăn hằng ngày: ăn uống chỉ có vài ba món.
+ Nhà ở: căn nhà xiêu vẹo chỉ vài ba phòng nhỏ bé.
+ Việc làm: trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay.
+ Lời nói, bài viết: vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được.
Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
* Trình tự lập luận của bài:
- Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà, lối sống. - Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định trên.
+ Bữa ăn thanh đạm.
+ Căn nhà đơn sơ, gần gũi thiên nhiên.
+ Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền ai. + Giản dị trong lời nói bài viết.
Câu 3 (trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
* Những chứng cứ ở đoạn văn từ "Con người của Bác" đến "Nhất, Định, Thắng, Lợi !" rất giàu sức thuyết phục vì:
- Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ toàn diện, từ bữa ăn, nhà ở đến việc làm, cách nói, cách viết,...
- Các dẫn chứng đều cụ thể, xác thực và rất phong phú.
- Hơn nữa, những điều tác giả nói ra lại được bảo đảm bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài của mình với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4 (Trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
* Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:
– Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết.
– Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác– Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:
+ Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”.
+ Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”.
+ Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”.
=> Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.
Câu 5 (Trang 55 sgk Ngữ văn 7 tập 2)
- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn:
+ Luận điểm ngắn gọn, tập trung, sắp xếp theo một trình tự hợp lí. + Luận cứ xác đáng, toàn diện, nhận xét sâu sắc.
+ Luận chứng phong phú, cụ thể, xác thực.
+Kết hợp phương pháp nghị luận chứng minh với các phương pháp, biện pháp khác như giải thích, nêu vấn đề và lật lại vấn đề....
II. Luyện tập
* Một vài ví dụ về đức tính giản dị của Bác trong đời sống và thơ:
- Bữa cơm của Bác chỉ vài ba món giản đơn, cái bát ăn xong bao giờ cũng sạch. - Nhà sàn của Bác chỉ vài ba phòng và xung quanh trồng nhiều hoa cỏ, một cuộc sống tao nhã và hòa mình với thiên nhiên.
- Bác không chọn cách nói và lối viết cầu kì, hoa mỹ mà vô cùng giản dị để quần chúng nhân dân hiểu được, làm được.
- Trong thơ văn của Người:
Sáng ra bờ suối, tối vào hang Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang.
Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 7 tập 2) * Gợi ý về đức tính giản dị và ý nghĩa:
- Đức tính giản dị là một trong những phẩm chất đáng quý của con người, lối sống không cầu kì, xa hoa
- Giản dị giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại và khiến tâm hồn con người trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
- Chúng ta phải luôn rèn luyện cho mình lối sống và cách viết giản dị như Bác Hồ kính yêu
- Chỉ có giản dị chúng ta mới hòa đồng và khiến mọi người nể phục yêu thương.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ:
I. Tác giả a. Cuộc đời a. Cuộc đời
- Tên tác giả: Phạm Văn Đồng (1906-2000)
- Quê quán: xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi - Là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn lớn
b. Sự nghiệp văn học
- Phong cách nghệ thuật:
+ Những tác phẩm của Phạm Văn Đồng lôi cuốn người đọc bằng tư tưởng sâu sắc và giản dị, tình cảm sôi nổi, lời văn trong sáng, hấp dẫn
+ Phạm Văn Đồng có nhiều công trình, bài nói và viết về văn hóa, văn nghệ, về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các danh nhân văn hóa của dân tộc
II. Tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:
- Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (tên bài do người biên soạn sách đặt) trích từ bài “Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại” – diễn văn trong lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1970)
2. Thể loại:
- Nghị luận
3. Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Nhận định chung về đức tính giản dị của Bác
- Phần 2 (còn lại): Những biểu hiện đức tính giản dị của Bác
4. Tóm tắt:
Trong đời sống chính trị cũng như trong đờ sống sinh hoạt, Bác Hồ là người vô cùng giản dị và khiêm tốn. Con người Bác giản dị từ bữa cơm, đồ dùng, cái nhà và lối sống. Bác làm rất nhiều việc và việc gì Bác làm dc thì Bác không nhờ tới người giúp. Đời sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, giá trị tinh thần cao đẹp. Giản dị trong đời sống, trong
quan hệ với mọi người và Bác còn giản dị trong cả sáng tác vì muốn quần chúng nhân dân dễ tiếp nhận.
5. Giá trị nội dung
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.
6. Giá trị nghệ thuật
- Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng
- Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ
- Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục - Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
A. Soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ngắn gọn :