II. Thân bài 1 Giải thích
A. Soạn bài Ca Huế trên sông Hương ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):
* Em biết một vài đặc điểm tiêu biểu của xứ Huế: - Huế rất thơ mộng, trầm lắng.
- Huế là cố đô cũ của vương triều Tây Sơn, triều Nguyễn.
- Huế có nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng: Đại Nội, lăng tẩm các vua Nguyễn. - Huế còn nổi tiếng với ca Huế.
Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):
* Thống kê tên các làn điệu dân ca Huế và tên những dụng cụ âm nhạc được nhắc tới trong bài văn, để thấy sự đa dạng phong phú của hình thức ca Huế trên sông Hương.
- Các làn điệu dân ca: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, bài vung, hò xay, hò nện...
- Các điệu hát: lý con sáo, lý hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.
Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):
* Sau khi đọc bài văn trên, em biết thêm về vùng đất này?
- Em được trải nghiệm thêm nhiều kiến thức về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Em biết thêm các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình và nhạc cụ.
Câu 4 (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):
a. Ca Huế hình thành từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
b. Các làn điệu ca Huế sôi nổi, tươi vui vì có nguồn gốc từ nhạc dân gian, còn sang trọng, uy nghi ảnh hưởng từ nhạc cung đình.
c. Nghe ca Huế là một thú vui tao nhã vì:
- Ca Huế làm giàu tâm hồn con người, hướng đến những vẻ đẹp của tình người xứ Huế.
- Ca Huế vừa sang trọng vừa duyên dáng từ nội dung đến hình thức, từ cách biểu diễn đến hình thức, từ ca công đến nhạc công, từ giọng ca đến cách trang điểm, ăn mặc.
- Ca Huế là một nét đẹp trong bản sắc xứ Huế, là điệu tâm hồn của người Huế.
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 104 sgk Ngữ văn lớp 7 tập 2):
* Địa phương nơi em đang sinh sống có những làn điệu dân ca: - Dân ca Bắc Bộ: Cây trúc xinh, Cò lả, Qua cầu gió bay.