Mục đích và phương pháp chứng minh Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 33 - 34)

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2):

* Ví dụ trong đời sống ta cần chứng minh:

- Khi kê khai thông tin cần xác định người kê khai là đúng người. - Cần chứng minh khi bị hiểu lầm về việc nào đó.

* Khi cần chứng minh lời nói của mình là thật, mình cần phải đưa ra bằng chứng xác đáng.

* Rút ra nhận xét: Theo em, chứng minh là đưa ra bằng chứng để chứng tỏ rằng một ý kiến nào đó là sự thật, là đúng.

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

- Trong văn nghị luận, khi chỉ được sử dụng lời văn thì cách tốt nhất để chứng minh một ý kiến, đó là sử dụng lí lẽ, dẫn chứng hợp lí, logic, xác đáng và giàu thuyết phục để chứng minh tính đúng của một luận điểm.

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)

a.

– Luận điểm cơ bản của bài này là: Đừng sợ vấp ngã. – Những câu văn mang luận điểm đó:

+ Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ.

+ Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại. Điều đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.

b.

* Bài văn đã lập luận rất thuyết phục:

– Nêu một số ví dụ về việc vấp ngã trong đời sống hằng ngày.

– Nêu năm danh nhân thế giới đã từng vấp ngã nhưng vấp ngã không khiến họ chùn bước mà họ tiếp tục cố gắng và đạt được thành công.

* Bài học: Em hiểu chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

II. Luyện tập

Câu hỏi (trang 43 sgk Ngữ văn 7 tập 2)

a.

* Luận điểm của bài văn: Không sợ sai lầm. * Những câu văn mang luận điểm đó:

- “Thất bại là mẹ của thành công”.

- “Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình”.

b. Để chứng minh luận điểm, người viết đã nêu lên những luận cứ: - Người không phạm sai lầm, thì hoặc là ảo tưởng, hoặc là hèn nhát. - Người sợ sai lầm là người sợ hãi thực tế, không thể tự lập.

- Không mất cũng sẽ không được. - Sai lầm có hai mặt xấu và tốt. - Thất bại là mẹ thành công. c.

- Tác giả đã sử dụng lí lẽ và dẫn chứng cụ thể ở bài văn: Đừng sợ vấp ngã

- Còn ở bài: Không sợ vấp ngã lại dùng lí lẽ kết hợp với phân tích lí lẽ, chứ không nêu dẫn chứng cụ thể

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh: chứng minh:

- Trong đời sống người ta dùng sự thật (chứng cứ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó đáng tin.

- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được chứng tỏ để thừa nhận một luận điểm mới, cần được chứng minh là đáng tin cậy.

- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Bài 22:

Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo)

A. Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu (Tiếp theo) ngắn gọn :

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)