Tác động của thất bạ

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 84 - 89)

II. Thân bài 1 Giải thích

3. Tác động của thất bạ

- Đối với người dễ nản chí: chấp nhận, sợ hãi khó khăn, thất bại. - Đối với người có ý chí: vượt qua khó khăn, đối đầu với thử thách. - Dẫn chứng:

+ Lúc nhỏ ta tập xe, sau mỗi lần té đau là ta sẽ biết đi.

+ Nhà bác học Edison đã thất bại hàng ngàn lần trước khi ông sáng tạo ra chiếc bóng đèn.

III. Kết bài

- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Từ những phân tích rút ra kinh nghiệm cho bản thân.

* Bài mẫu:

Cuộc sống là một chặng hành trình đầy khó khăn và thử thách mà con người cần phải vượt qua. Ai cũng khao khát đạt được thành công. Và điều đó đã trở thành đích đến cho mọi nỗ lực của chúng ta. Ông cha ta đã có câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” để khuyên nhủ con người.

Thành công chính là kết quả, thành quả ngọt ngào mà một người gặt hái được sau những ngày tháng nỗ lực, cống hiến hết mình cho một công việc, mục đích nào đó. Nói một cách khác thành công chính là việc ta thực hiện được mục đích ban đầu mà ta đã đặt trong trong công việc, học tập, hay một lĩnh vực cụ thể nào đó. Thất bại là những lần ta vấp ngã, những lần ta không đạt được kết quả như mong muốn trong học tập, công việc hay cuộc sống. Còn hình ảnh “mẹ” chính là người phụ nữ đã sinh chúng ta ra đời, nuôi nấng và dạy dỗ cho chúng ta những nhiều bài học. Tóm lại cách nói “thất bại là mẹ thành công” nhằm khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ trở thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công.

Cuộc sống là một cuộc hành trình gian nan với nhiều thử thách. Đôi khi vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà con người không thể có đạt được thành công, để rồi từ đó rơi vào thất bại. Nhưng chính từ những thất bại đó, chúng ta học được nhiều bài học khác nhau. Vì sau khi mỗi lần thất bại ta sẽ tìm được nguyên nhân dẫn đến sai sót của công việc, giúp ta có kinh nghiệm và giúp ta tránh được những sai lầm và bước tiếp đến thành công. Nhà bác học thiên tài, Thomas Edison đã phải trải qua hàng nghìn lần thất bại để tìm ra nguyên liệu để thắp sáng chiếc bóng đèn đầu tiên của nhân loại. Dân tộc Việt Nam đã phải trải qua vô số những cuộc khởi nghĩa thất bại, sai lầm từ con đường cứu nước để rồi chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ kính yêu của đất nước đã tìm ra ánh sáng của lí tưởng cách mạng vô sản,

lãnh đạo nhân dân đánh bại thực dân Pháp. Mọi thành công của hiện tại là kết quả của thất bại ở quá khứ.

Như vậy, câu tục ngữ “Thất bại là mẹ thành công” là vô cùng đúng đắn. Mỗi người hãy ghi nhớ để từ đó biết vượt lên mọi nghịch cảnh, hoàn thiện bản thân. Chắc chắn rằng, thành công luôn ở phía cuối con đường.

* Đề 4: * Dàn ý: 1. Mở bài:

- Ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại.

- Để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân, người xưa có câu: “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng”

2. Thân bài:

- Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc

- Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy

- Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn - Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng

- Có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn.

3. Kết bài:

- Giá trị của câu nói luôn luôn tồn tại với thời gian.

- Rút ra bài học để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.

* Bài mẫu:

Con người chúng ta hơn loài động vật ở chỗ chúng ta biết dùng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp, để bộc lộ tình cảm với đồng loại. Thế nhưng lời nói không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tốt đẹp mà nó đôi khi còn mang sức sát thương vô cùng mạnh mẽ. Vì thế mà dân gian ta mới có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” hay “Lời nói gói vàng” để khuyên con người cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của bản thân.

Thật vậy, hai câu tục ngữ trên đã đúc kết vô cùng chính xác về giá trị cũng như tầm quan trọng của lời nói trong đời sống xã hội. Lời nói có thể đưa con người ta nên đỉnh cao của danh vọng nhưng nó cũng có thể giết chết một con người chỉ trong một tích tắc. Cả cuộc đời không biết chúng ta đã gặp bao nhiêu người, trải qua biết bao nhiêu cung bậc của cảm xúc và cách để con người ta nhớ về nhau nhiều nhất đó chính là cách ứng xử, cách nói năng. Hai câu tục ngữ trên tuy cách biểu đạt khác

nhau song nó đều có chung một ý nghĩa khuyên con người nên hiểu giá trị của lời nói để biết tôn trọng và không làm mất lòng nhau.

“Lời nói gói vàng” chỉ đơn giản thế thôi nhưng nó chứa đựng một ý nghĩa lớn lao. Lời nói được ẩn dụ và so sánh quý giá như vàng vậy. Thế mới biết được rằng mỗi lời nói có giá trị lớn lao như thế nào, vì thế không nên phát ngôn quá bừa bãi và tự do. Câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” lại rất thẳng thắn. Mang hàm nghĩa khuyên răn con người nên cẩn trọng trong phát ngôn bởi lẽ nếu không cẩn thận nó có thể làm tổn thương người khác sâu sắc. Lời nói ở câu này không quý giá như vàng thậm chí “còn chẳng mất tiền mua” nhưng không phải vì thế mà bạn có thể rẻ rúng nó mà phải trau truốt lựa chọn kĩ càng khi phát ngôn đừng để nó làm mất hòa khí giữa người với người.

Ngôn ngữ, tiếng nói chính là một bước tiến hóa vô cùng vĩ đại để phân biệt giữa con người và động vật. Lời nói khiến con người trở nên có cảm xúc và tình cảm hơn. Nó làm xã hội trở nên văn minh và tốt đẹp hơn rất nhiều lần. Một lời nói thốt ra nếu mang nghĩa tích cực có thể khiến mối quan hệ xã hội trở nên tốt đẹp, mang đến cho bạn rất nhiều lợi ích, thiện cảm của người xung quanh. Nhưng nếu bạn coi thường nó rẻ rúng nó giá trị con người cũng sẽ bị suy giảm theo. Nói về tầm quan trọng của lời nói tục ngữ còn có rất nhiều câu như:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn ăn nói dịu dàng, dễ nghe”

hay:

“Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”

Vậy thì nói thế nào cho hay cho đúng? Cách nói gây thiện cảm tốt nhất đó chính là biết kính trên nhường dưới, nói đúng ngữ cảnh và tôn trọng người nghe, không thô tục, không chợ búa. Nhiều người cho rằng cách nói tốt ở đây có nghĩa là chỉ biết nói những lời ngọt ngào để người nghe thấy vui thấy thích. Như thế lại không tốt thậm chí bạn sẽ mang tiếng là giả dối. Điều quan trọng là chúng ta nên dùng câu từ đúng thời điểm biết chỉ ra lỗi sai góp ý chân thành để người nghe sửa chữa và hoàn thiện bản thân. Bởi việc bạn quá khéo léo sẽ khiến người khác hiểu sai về con người bạn và không mang tính góp ý tích cực. Để minh chứng cho việc lời nói chính là cách để rút ngắn khoảng cách giữa người với người ta có thể nói đến Bác Hồ. Trong bài tuyên ngôn độc lập của mình tại Quảng Trường Ba Đình vào năm 1945, thay vì cách dùng từ ngữ xa lạ giữa một người đứng đầu đất nước với dân chúng Bác đã nhẹ nhàng hỏi “ Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?”. Lời nói của Bác tuy rất giản dị nhưng nó chứa đựng một sự quan tâm, xóa tan khoảng cách giữa vị chủ tịch nước với nhân dân cần lao, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết một lòng giữa người với người.

Trong cuộc sống hiện nay, khi mà xã hội ngày một phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cũng trở nên phong phú hơn nhờ sự giao thoa văn hóa giữa các nền văn hóa. Thế nhưng có một số bộ phận nhất là giới trẻ đang khiến cho tiếng Việt trở nên xấu xí hơn. Bằng chứng là các bạn chửi nhau, ăn nói thô tục với nhau.... Điều đó đã vô tình khiến cho con người trở nên xấu xí hơn và xã hội trở nên thiếu nhân văn hơn. Vì thế tốt nhất chúng ta nên cẩn trọng trong giao tiếp hàng ngày bằng cách hạn chế ăn nói thô tục, tiếng “lóng”, tôn trọng sự trong sáng của tiếng Việt.

Hai câu tục ngữ trên dù có trải qua bao nhiêu năm nữa vẫn còn nguyên giá trị với thời gian. Nó trở thành một bài học sâu sắc để con người phải suy ngẫm. Hãy thay đổi cách cư xử, lời nói hành động của mình để làm cho xã hội này ngày càng tốt đẹp văn minh hơn.

* Đề 5 * Dàn ý:

1. Mở bài: giới thiệu lòi khuyên của Lê - Nin “ Học, học nữa, học mãi” 2. Thân bài: 2. Thân bài:

- Giải thích thế nào là “ Học, học nữa, học mãi”

+ Học: là thúc giục con người bắt đầu học tập, lĩnh hội và tiếp thu kiến thức, tìm hiểu và chiếm lĩnh các kiến thức.

+ Học nữa: “ học” đã thúc giục ta bắt đầu học, thì “ học nữa” thúc giục ta tiếp tục học tập, đã học rồi nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục học nữa, học nhiều hơn nữa. + Học mãi: học tập là một vấn đề quan trọng, một công việc mãi mãi với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải luôn học hỏi và học tập dù là bất kì ai, bất kì chức vụ cao quý nào trong xã hội.

- Ý nghĩa của việc “ Học, học nữa, học mãi”

+ Học tập là một trong hình thức giúp ta tồn tại và phát triển trong xã hội

+ Xã hội luôn vận động, luôn phát triển và tạo ra những kiến thức mới, những điều mới mẻ nếu không học tập và học hỏi thì chúng ta sẽ bị tụt hậu so với xã hội. + Trong cuộc sống thì người tài giỏi không thiếu, nếu ta không học tập thì bạn sẽ kém hơn so với học, và sẽ trở nên vô ích hơn so với học.

- Nên học tập ở đâu và phương pháp học

+ Chúng ta nên trau dồi kiến thức ở trường lớp, bạn bè, thầy cô và xã hội,….

+ Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường ta cũng có thể học: học trong cuộc sống, học trong sách vở, học trong công việc,….

+ Học bất cứ đâu, bất cứ nơi nào bạn có thể. + Nêu những lối học sai lầm

- Khẳng định việc học là một việc rất bổ ích và quan trọng với mỗi chúng ta. - Chúng ta cần phải “Học, học nữa, học mãi” .

* Bài mẫu:

Học tập có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Chính vì vậy mà Lê-nin đã khuyên nhủ mỗi người cần phải: “Học, học nữa, học mãi”. Câu nói đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc.

Đầu tiên, học là sự thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức. Có rất nhiều hình thức học tập như học ở trên lớp, học thêm, học từ thầy cô, học từ bạn bè… Lê-nin đã nhắc lại ba lần chữ “học” đồng thời mở rộng về chiều “thời gian” cho động từ “học” nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập. Tiếp đến là cụm từ “học nữa” tức là tiếp tục học không ngừng nghỉ cho đến “học mãi” tức là học đến hết cuộc đời. Như vậy, câu nói trên muốn khuyên nhủ con người luôn luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kiến thức.

Trong một xã hội hiện đại, con người có thể học tập kiến thức ở bất kì nơi đâu. Những kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản. Vốn tri thức của nhân loại là vô hạn “biển học mênh mông” hiểu biết của con người là nhỏ bé. Khi muốn hoàn thành tốt công việc phải học mở rộng nâng cao để có kiến thức sâu rộng. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập. Nếu con người sống trong một xã hội đang phát triển nhưng không chịu học tập thì sẽ trở nên lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội. Việc học tập cũng không giới hạn độ tuổi của con người, dù còn trẻ hay đã lớn tuổi thì việc học tập cũng vô cùng cần thiết.

Chắc hẳn ai cũng biết đến chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Suốt ba mươi năm bôn ba tìm đường cứu nước. Người đã tự mình học hỏi để rồi có được một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa các nước. Cũng như am hiểu thông thạo nhiều ngôn ngữ như Anh, Pháp, Hoa, Nga… Kế thừa tinh thần đó của Bác, trong xã hội hiện tại, có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tự mình học hỏi, vượt qua hoàn cảnh khó khăn để có được kết quả cao trong học tập… Người luôn ý thức việc học không chỉ đối với học sinh, mà học tập là cả một quá trình suốt đời.

Việc học tập không ngừng nghỉ cũng cần phải có tinh thần tự giác trong học tập vì khối lượng kiến thức của nhân loại giống như một đại dương mênh mông vô tận. Mà những kiến thức học được ở trường lớp chỉ là một phần rất nhỏ của kho tàng tri thức nhân loại. Con người cũng chỉ học tập ở trường lớp cũng chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, chúng ta cần phải tận dụng tối đa khoảng thời gian đó, tự giác học tập để nâng cao tri thức, rút ngắn khoảng cách đến với thành công. Học tập không phải là con đường duy nhất, nhưng lại là con đường ngắn nhất.

Đối với tôi - một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ luôn ý thức được trách nhiệm học tập của bản thân. Từ đó, tôi luôn cố gắng rèn luyện cho mình tinh thần học tập không ngừng, bằng cách xây dựng cho mình một kế hoạch tự học hiệu quả và nghiêm túc thực hiện.

Như vậy, câu nói “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin đã đem đến cho con người một bài học vô cùng ý nghĩa. Mỗi người hãy ý thức được tầm quan trọng của việc học tập trong cuộc sống.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết bài tập làm văn số 6 – văn lập luận giải thích (làm ở nhà):

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)