1. Tìm hiểu đề và tìm ý 2. Lập dàn bài
3. Viết bài
4. Đọc lại và sửa chữa
II. Luyện tập
Câu hỏi (trang 51 sgk Ngữ văn 7 tập 2) * Em chọn đề 1.
1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
a. Xác định yêu cầu chung: đề nêu ra một tư tưởng thể hiện bằng một câu tục ngữ và yêu cầu chứng minh tư tưởng đúng đắn đó.
b. Câu tục ngữ khẳng định điều gì?
- Câu tục ngữ khẳng định, muốn có thành công, muốn làm được việc lớn thì ta phải chăm chỉ, làm từng chút một, không vội vàng. Chỉ có như vậy mới dẫn đến thành công.
c. Lập luận:
- Xét về lí lẽ: làm việc gì cũng cần phải kiên trì, chịu khó mới thành công được. - Xét về thực tế: có rất nhiều tấm gương nhờ chăm chỉ, không chịu từ bỏ mà thành công.
2. Lập dàn bài:
- Mở bài: nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống. - Thân bài: chứng minh cụ thể
+, Xét về lí lẽ +, Xét về thực tế
- Kết bài: Bài học rút ra.
3. Viết bài:
- Mở bài cần lập luận - Dùng các từ liên kết - Nêu lí lẽ rồi phân tích
- Sắp xếp theo trình tự hợp lí.
* Giống nhau:
- Cả hai đề văn đều rất giống chân lí ở bài văn mẫu.
- Đó là “Có chí thì nên”. Tuy nhiên cách thức diễn đạt khác nhau.
* Khác nhau:
– Đề 1: Câu tục ngữ nói về vai trò của ý chí, nghị lực một cách gián tiếp thông qua hình ảnh mài sắt thành kim
– Đề 2: Khuyên nhủ con người qua hai chiều đối lập: lòng không bền thì không làm được việc – đã quyết chí thì việc dù lớn lao cùng làm nên.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh: minh:
- Muốn làm bài văn lập luận chứng minh thì phải thực hiện bốn bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc lại và sửa chữa.
- Dàn bài:
+ Mở bài: Nêu luận điểm cần được chứng minh.
+ Thân bài: Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh. Chú ý văn phần kết bài nên hô ứng với lời văn phần Mở bài.
- Giữa các phần và các đoạn văn cần có phương tiện liên kết.
Luyện tập lập luận chứng minh
A. Soạn bài Luyện tập lập luận chứng minh ngắn gọn :