Đôi nét về thể loại Chèo

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 107 - 109)

- Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu và trước kia được diễn ở sân đình nên được gọi là chèo sân đình. Chèo nảy sinh và được phổ biến rộng rãi ở Bắc Bộ.

- Tích truyện trong chèo được khai thác từ truyện cổ tích và truyện Nôm, xoay quanh trục bĩ cực (đau khổ, oan trái) – thái lai (tốt đẹp, yên vui). Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức, tài năng để mọi người noi theo

- Nội dung: bên cạnh việc cảm thông với số phận bi kịch của người lao động, người phụ nữ, đề cao phẩm chất và tài năng của họ, chèo còn châm biếm, đả kích trực tiếp và mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời. - Nhân vật trong chèo:

+ Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng, tính cách riêng như: thư sinh (nho nhã, điềm đạm), nữ chính (đức hạnh, nết na), nữ lệch (lẳng lơ, bạo dạn), mụ ác (tàn nhẫn, độc ác), hề chèo (những vai hài mang đến tiếng cười thông minh, hả hê và sâu sắc cho người dân)

+ Nhân vật chèo khi bước sân khấu đầu tiên phải tự xưng danh (xưng tên, họ, quê quán, nghề nghiệp, tính cách), sau đó mới bước vào diễn tích.

+ Tính ước lệ và cách điệu của sân khấu chèo thể hiện rất cao qua nghệ thuật hóa trang, nghệ thuật hát, múa của các nhân vật.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Theo Đỗ Bình Trị - Hoàng Hữu Yên, trong Văn tuyển văn học Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983.

2. Thể loại:

- Chèo

3. Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến “thấy sự bất thường”): Thị Kính xén râu mọc ngược dưới cằm cho chồng

- Phần 2 (tiếp đó đến “bóp chặt trong tay”): Thị Kính bị nhà chồng vu oan là giết chồng, nàng không thể minh oan và cùng cha là Mãng Ông trở về nhà

- Phần 3 (còn lại): Thị Kính từ biệt cha mẹ, quyết định giả dạng nam nhi tu hành.

4. Tóm tắt:

Thị Kính là con gái của Mãng ông - một người nông dân nghèo. Nàng kết duyên cùng Thiện Sĩ là con trai của Sùng ông Sùng bà. Một hôm nọ, Thị Kính đang ngồi khâu. Chồng nàng đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính thấy chồng có sợi râu mọc ngược liền cầm dao toan cắt đi. Đúng lúc đó, Thiện Sĩ tỉnh dậy, hô hoán lên. Bố mẹ chồng liền đổ cho Thị Kính là định giết chồng. Nàng hết lời giải thích nhưng không ai nghe. Sùng ông Sùng bà đuổi nàng về nhà mẹ đẻ.

5. Giá trị nội dung:

- Vở chèo “Quan âm Thị Kính” nói chung và trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” nói riêng là vở diễn và trích đoạn chèo rất tiêu biểu của sân khấu chèo truyền thống. Vở chèo và trích đoạn đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Xung đột kịch gay gắt. - Miêu tả nhân vật độc đáo.

Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy

Một phần của tài liệu soan-bai-kiem-tra-phan-van-ngan-gon (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)