Định nghĩa các nhân tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa du lịch trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Trước khi đưa ra những giả thuyết cho mô hình nghiên cứu, tác giả cũng tổng hợp về phần định nghĩa của năm (05) nhân tố (biến độc lập) trong mô hình nghiên

Sự hài lòng của sinh viên đối với

chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch Trường ĐH Công

nghiệp TP.HCM Phương diện Học thuật

Phương diện Phi học thuật

Danh tiếng

Tiếp cận Chương trình đào tạo

H1

H2

H3

H4

cứu của tác giả dựa trên kế thừa định nghĩa của tác giả mô hình HEdPERF hiệu chỉnh là Firdaus Abdullah (2006) như sau:

(1) Nhân tố phương diện phi học thuật – hay hành chính: nhân tố này liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ của các nhân viên hành chính. Nó liên quan đền khả năng và sự sẵn sàng của nhân viên hành chính hoặc nhân viên hỗ trợ dịch vụ để thể hiện sự tôn trọng, cung cấp và đối xử bình đẳng cũng như bảo mật thông tin của sinh viên.

(2) Nhân tố phương diện học thuật: nhân tố này liên quan đến việc thực thi nhiệm vụ của giảng viên – thể hiện trách nhiệm của giảng viên liên quan đến các thuộc tính như có thái độ tích cực, kỹ năng giao tiếp tốt, tư vấn đầy đủ cũng như có thể cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên cho sinh viên.

Theo Surprenant và Solomon 1987; Crosby và cộng sự 1990; Soutar và MCNeil 1996; Leblanc và Nguyen 1997 cho rằng nhân tố phi học thuật và nhân tố học thuật được xác định là chỉ số chất lượng quan trọng.

(3) Nhân tố danh tiếng: nhân tố này liên quan đến hình ảnh của cơ sở giáo dục đại học. Nhân tố này chứa đựng tất cả những vấn đề và cho thấy tầm quan trọng liên quan đến hình ảnh của một tổ chức giáo dục đại học trong CLDVĐT. Nhân tố danh tiếng được mô tả rộng rãi như là một yếu tố quyết định quan trọng của CLDV trong giáo dục đại học theo ý kiến của Lehtinen và Lehtinen 1982; Gronroos 1984; Joseph và Joseph 1997; Ford và cộng sự 1999.

(4) Nhân tố tiếp cận: nhân tố này liên quan đến các vấn đề như khả năng tiếp cận, liên lạc của người học với giảng viên và nhân viên hành chính. Nó chứa đựng thuộc tính sẵn sàng, dễ tiếp cận, dễ tiếp xúc và thuận tiện và đã được các nhà nghiên cứu CLDV nổi bật như Parasuraman và cộng sự 1985; Stewart và Walsh 1989; Gaster 1990; Mattsson 1993; Owlia và Aspinwall 1996 đề xuất như là một khía cạnh quan trọng.

(5) Nhân tố chương trình đào tạo: nhân tố này bao gồm những vấn đề liên quan đến tính đa dạng, linh hoạt của chương trình đào tạo và chất lượng chương trình đào tạo và nó cũng được đánh giá là một khía cạnh quan trọng như theo đề

xuất của các nhà nghiên cứu Joseph và Joseph 1997; Ford và cộng sự 1999.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa du lịch trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)