Một số hàm ý quản trị góp phần nâng cao sự hài lòng của sinh viên đối vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa du lịch trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 90)

chất lượng dịch vụ đào tạo tại Khoa Du lịch nói riêng và Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nói chung.

Một nhìn nhận tổng thể là sinh viên chính là khách hàng chủ chốt của các tổ chức giáo dục đại học và sự hài lòng của sinh viên được xây dựng liên tục với những trãi nghiệm khi sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường và trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên sự hài lòng này chỉ mang tính chất ngắn hạn, tức là tại mỗi thời điểm khác nhau, sự hài lòng về CLDVĐT của sinh viên đối với nhà trường cũng không hoàn toàn giống nhau. Chính vị vậy, bên cạnh những ưu điểm có được qua kết quả nghiên cứu này cho thấy, nhà trường nên cố gắng phát huy những ưu điểm vượt trội để nâng cao năng lực cạnh tranh và chiếm được thị phần nhiều hơn

trong thị trường “giáo dục” hiện nay. Bên cạnh đó, cần phải có những giải pháp cụ thể để khắc phục triệt để những yếu kém, những nhược điểm. Trên cơ sở đó sẽ lôi kéo được một số lượng sinh viên tham gia đóng góp cho quá trình marketing của nhà trường trên phương diện tuyển sinh mới hoặc giữ chân những khách hàng “sinh viên” cũ tham gia vào những loại hình, ngành nghề đào tạo khác nhau của nhà trường, từ đó đảm bảo tính bền vững cho hoạt động của nhà trường. Sau đây, tác giả xin đưa ra một số hàm ý quản trị cho ban lãnh đạo của khoa nói riêng và cho trường nói chung với mong muốn sẽ hữu ích cho nhà trường trong cải thiện CLDVĐT.

Nhìn chung, sinh viên tương đối hài lòng với chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa Du lịch của trường HUFI, kết quả chạy thống kê mô tả tại Phụ lục 14 cho thấy thang đo Sự hài lòng đạt giá trị trung bình là 3,7151, tương đối tốt so với thang đo Likert 5 mức độ. Mức độ hài lòng của sinh viên phụ thuộc nhiều vào bốn nhân tố chính theo mức độ từ cao nhất đến giảm dần là (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Chương trình đào tạo. Tác giả trình bày hàm ý quản trị theo từng nhân tố ảnh hưởng với mức độ ảnh hưởng từ cao giảm dần xuống thấp như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo tại khoa du lịch trường đại học công nghiệp thực phẩm thành phố hồ chí minh (Trang 89 - 90)