Sau khi hoàn tất quá trình đánh giá thống kê mô tả mẫu. Tiếp theo, tác giả tiến hành thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng cách dùng phân tích Cronbach’s alpha dựa trên hai chỉ số thống kê là hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến – tổng (Corrected Item – Total Correlation). Tác giả tiến hành đánh giá kết quả kiểm định độ tin cậy của từng thang đo (Phụ lục 9) được thể hiện như sau:
Nhân tố học thuật
Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy thang đo ta thấy rằng hệ số Cronbach’s alpha của thang đo học thuật là 0,843 và hệ số tương quan biến – tổng của 5 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,843 nên ta sẽ dừng lại ở đây và không loại biến nữa. Điều này cho thấy thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Nhân tố phi học thuật
Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố phi học thuật, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,872; và hệ số tương quan biến – tổng của 4 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,872 nên ta sẽ dừng lại ở đây, không loại biến nữa và có thể tiếp tục được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá.
Nhân tố Danh tiếng
Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố danh tiếng, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,845; và hệ số tương quan biến – tổng của 5 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,845 nên ta sẽ dừng lại ở đây và không loại biến nữa. Như vậy có thể nói rằng 5 biến quan sát này đạt yêu cầu và có thể tiếp tục được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá.
Nhân tố Tiếp cận
Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố tiếp cận, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,887; và hệ số tương quan biến – tổng của 7 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3 và ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại bất kỳ một trong các biến quan sát của thang đo này thì không có hệ số nào lớn hơn 0,887 nên ta sẽ dừng lại ở đây và không loại biến nữa. Như vậy có thể nói rằng 7 biến quan sát này đạt yêu cầu và có thể tiếp tục được sử dụng trong việc phân tích nhân tố khám phá.
Nhân tố Chương trình đào tạo
Theo kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố tiếp cận, kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,868; và hệ số tương quan biến – tổng của 5 biến quan sát đo lường thang đo này đều lớn hơn 0,3; nhưng ta thấy hệ số Cronbach’s alpha nếu loại biến quan sát Pro5 “Chương trình đào tạo có khối lượng kiến thức tương xứng với thời gian học, không bị quá tải đối với sinh viên” thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng lên 0,881, tuy nhiên, hệ số Cronbach’s alpha lúc này có tăng nhưng không đáng kể và để đảm bảo giá trị nội dung của thang đo này, tác giả không tiến hành loại biến quan sát Pro5 (Nguyễn Đình Thọ 2013) và đánh giá thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy.
Nhân tố Sự hài lòng của sinh viên
Kết quả kiểm định độ tin cậy của nhân tố sự hài lòng của sinh viên cho thấy hệ số Cronbach’s alpha đạt 0,703 và không có hệ số tương quan biến – tổng nào nhỏ
hơn 0,3. Nên các biến quan sát được mã hóa Sat1, Sat2, Sat3 đạt yêu cầu và có thể sử dụng cho những phân tích tiếp theo.
Tóm lại: Qua kết quả kiểm định hệ số độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha có thể thấy:
Các thang đo đều có hệ số Cronbach’s Alpha > 0,6.
Các hệ số tương quan biến – tổng của tất cả các biến quan sát > 0,3.
Như vậy tất cả 6 thang đo và 29 biến quan sát đều đạt độ tin cậy cho các phân tích tiếp theo.