tại Khoa Du lịch Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Từ mô hình nghiên cứu đề xuất ban đầu gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT gồm (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo, với tất cả là 41 tiêu chí nhỏ. Sau khi tiến hành nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp nghiên cứu định tính là phỏng vấn chuyên gia học thuật, tác giả đã thiết lập được bảng thang đo nháp gồm 6 thang đo và 42 tiêu chí nhỏ. Tiếp theo, tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ bằng phương pháp khảo sát thử 36 sinh viên tại Khoa Du lịch, kết quả là số lượng nhân tố còn lại là 6 nhân tố và 29 tiêu chí nhỏ. Vì vậy, kết quả cuối cùng là đã thiết lập được mô hình và thang đo chính thức gồm 1 biến phụ thuộc “Sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT”, 5 biến độc lập gồm (1) Phương diện học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo và có tất cả là 26 biến quan sát.
Sau đó tiến hành đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả các thang đo đều đạt độ tin cậy và sau 6 lần chạy phân tích khám phá EFA thì có 5 biến quan sát thuộc nhân tố độc lập bị loại và các biến còn lại được hội tụ lại còn 5 nhân tố đạt giá trị phân biệt. Như vậy, còn 21 biến quan sát thuộc 5 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc gồm 3 biến quan sát.
Kết quả sau khi chạy hồi qui thì có 1 nhân tố “tiếp cận” bị loại khỏi mô hình do kết quả chạy hồi qui lần thứ nhất, thang đo “tiếp cận” đã không đạt được tiêu chuẩn thỏa mức ý nghĩa Sig. Vì vậy, sau giai đoạn này từ 05 nhân tố độc lập chứa đựng 21 biến quan sát bị giảm xuống chỉ còn 4 nhân tố độc lập với 14 biến quan sát. Sau đây, tác giả tiến hành ghi nhận và sắp xếp lại các nhân tố độc lập theo mức độ ảnh hưởng từ cao nhất đến giảm dần như sau:
- Đầu tiên là “Học thuật” có ảnh hưởng nhiều nhất với hệ số β = 0,402. - Thứ hai là “Phi học thuật” có ảnh hưởng kế tiếp với hệ số β = 0,343. - Thứ ba là “Chương trình đào tạo” với hệ số β = 0,258.
- Cuối cùng là “Danh tiếng” có tác động yếu nhất với hệ số β = 0,085. Ngoài các mức độ ảnh hưởng cao hay thấp của các nhân tố được nhìn nhận qua phân tích hồi qui, tác giả còn thực hiện kiểm định theo phương pháp phân tích T-Test và kiểm định ANOVA để xem xét trong số lượng các sinh viên được nghiên cứu có hay không sự khác biệt giữa các nhóm nhỏ sinh viên được phân loại theo tiêu chí giới tính và năm học. Kết quả kiểm định T – test cho thấy không có sự khác biệt giữa sự hài lòng của sinh viên 2 nhóm giới tính là nam và nữ. Tuy nhiên, với kiểm định Anova đã cho thấy có sự khác biệt giữa sự hài lòng của sinh viên 2 nhóm được phân loại theo năm học là năm 1 có sự hài lòng khác biệt với năm 3.