phương sai ANOVA
Sau khi tác giả thực hiện phân tích hồi qui đa biến và kiểm định các giả tuyết, tác giả sẽ tiến hành kiểm định sự khác biệt theo các yếu tố nhân khẩu học như giới tính, năm học. Qua đó sẽ giúp tác giả có cái nhìn về sự khác biệt trong ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT tại HUFI theo các biến định tính.
Tóm tắt chương 3
Trong chương 3 tác giả đã trình bày chi tiết phương pháp nghiên cứu luận văn. Quá trình nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 giai đoạn là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận với 2 chuyên gia học thuật có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm) để thiết lập bảng thang đo nháp, từ đó dùng phương pháp nghiên cứu định lượng (khảo sát thử 36 sinh viên) để xác định độ tin cậy của các thang đo nhằm xác định được mô hình và thang đo chính thức. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ, tác giả đã xác định được mô hình nghiên cứu chính thức gồm 5 biến độc lập, 1 biến phụ thuộc và liệt kê ra được 29 biến quan sát để đo lường cho 6 khái niệm trong mô hình nghiên cứu này.
Nghiên cứu chính thức thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi khảo sát. Cách thức thực hiện nghiên cứu định lượng như: Cách xây dựng thang đo, thiết kế bảng câu hỏi, cách chọn mẫu, cách thức xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0 như làm sạch dữ liệu, đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha, EFA, hồi qui tuyến tính, phân tích T-test, Anova.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được. Tác giả thực hiện các bước: Mô tả mẫu nghiên cứu; đánh giá độ tin cậy các thang đo qua hệ số Cronbach’s Alpha; sử dụng phương pháp phân tích các tố khám phá EFA để kiểm định giá trị của các thang đo; phân tích hồi qui tuyến tính nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT nói chung, đồng thời xem xét sự phù hợp của các yếu tố trong thang đo và kiểm định các giả thuyết ban đầu; sử dụng phương pháp phân tích T-Test, phân tích phương sai (ANOVA) để kiểm định sự khác biệt theo các yếu tố nhân khẩu học.