Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu đo lường mối quan hệ của 5 thành phần của CLDV trong giáo dục đại học: (1) Nhân tố phương diện Phi học thuật; (2) Nhân tố phương diện Học thuật; (3) Nhân tố Danh tiếng; (4) Nhân tố Tiếp cận; (5) Nhân tố Chương trình đào tạo.
Giả thuyết nghiên cứu:
- H1: Nhân tố Phương diện Học thuật ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về CLDVĐT.
- H2: Nhân tố Phương diện Phi học thuật ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về CLDVĐT.
- H3: Nhân tố Danh tiếng có tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về CLDVĐT.
- H4: Nhân tố Tiếp cận có tác động đến mức độ hài lòng của sinh viên về CLDVĐT.
- H5: Nhân tố Chương trình đào tạo có ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của sinh viên về CLDVĐT.
Tóm tắt chương 2
Trong chương 2, tác giả đã hệ thống hóa các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan về sự hài lòng của sinh viên, CLDV, CLDVĐT cũng như mối quan hệ giữa sự hài lòng của sinh viên và CLDVĐT tại các tổ chức giáo dục đại học. Từ nền tảng đó, tác giả đề xuất các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với CLDVĐT tại Khoa Du lịch Trường HUFI và xây dựng mô hình lý thuyết làm nền tảng cho nghiên cứu với một biến phụ thuộc là Sự hài lòng của sinh viên về CLDVĐT và năm biến độc lập gồm (1) Phương diện Học thuật; (2) Phương diện Phi học thuật; (3) Danh tiếng; (4) Tiếp cận; (5) Chương trình đào tạo. Tiếp theo chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của luận văn.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tiếp theo chương 1 và 2, chương 3 tác giả sẽ trình bày phần phương pháp nghiên cứu gồm qui trình nghiên cứu, khung phân tích, phương pháp nghiên cứu, cách xây dựng thang đo và cách chọn mẫu. Phần kỹ thuật phân tích dữ liệu sẽ trình bày cách đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (EFA), qua đó sẽ xây dựng được mô hình và thang đo nghiên cứu chính thức cho luận văn.