Người bán hàng càng hiểu biết nhiều, càng dễ tạo sự tin tưởng và tín nhiệm từ phía khách hàng. Khách hàng mong được làm ăn với một người bán hàng có nhiều kiến thức. Các kiến thức người bán hàng có được thường thông qua các đợt huấn luyện,
đào tạo trong công việc và quá trình học tập, tự học tập và trải nghiệm của bản thân. Các đợt huấn luyện, đào tạo bán hàng cung cấp cho nhân viên bán hàng kiến thức về ngành nghề và lịch sử công ty, các chính sách của công ty, các sản phẩm ( đặc tính, chương trình khuyến mãi, giá cả), thị trường (lĩnh vực kinh doanh, nhà sản xuất, nhà bán sỉ, tài chính, quy định nhà nước,…), kiến thức cạnh tranh, và kỹ thuật bán hàng (tạo mối quan hệ, phát triển mối quan hệ, duy trì mối quan hệ).
Quan trọng hơn là khả năng tự cập nhật kiến thức của người bán hàng, kiến thức sống, kiến thức trong lĩnh vực kinh doanh, kiến thức trong và ngoài nước, kiến thức
31
về những vấn đề tôn giáo, chính trị, xã hội, môi trường, .v.v. để có thể giao tiếp với khách hàng một cách hiệu quả. Khách hàng sẽ không đánh giá cao một người bán hàng chỉ biết vỏn vẹn vài thứ liên quan đến những gì anh ta đang cần bán hoặc vay mượn kiến thức bề nổi ở nơi khác trong khi trò chuyện với họ.
Chẳng hạn, một nhân viên bán xe ô tô vừa giới thiệu cho khách hàng rất chi tiết, rõ ràng và cuốn hút vềđặc điểm, đặc tính kỹ thuật của mẫu xe khách hàng đang quan tâm, vừa lái xe hướng dẫn khách hàng cách thao tác hệ thống cảm ứng hiện đại, sau
đó cung cấp thêm cho khách hàng những thông tin, luật định của nhà nước về tiêu chuẩn khí thải ô tô Euro 4 (áp dụng từ 2018), hỏi thăm năm sinh và nói sơ về sự
phù hợp giữa màu sắc và tuổi của chủ nhân chiếc xe tương lai có thể giúp họ làm ăn kinh doanh phát đạt hơn, .v.v. chứng tỏ kiến thức của nhân viên này phong phú và
được cập nhật thường xuyên. Khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng và tin tưởng.