Kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 27 - 29)

1.2.2.1. Kiểm tra trong dạy học

Trong lịch sử phát triển ngành đo lƣờng và đánh giá trong dạy học, đã có không ít những quan điểm, cách tiếp cận khác nhau khi xác định khái niệm kiểm tra đánh giá (Asessement). Để tránh nhầm lẫn, giáo trình kiểm tra đánh giá

trong dạy học đã đƣa ra định nghĩa:“ Kiểm tra đánh giá là quá trình thu thập và

thảo luận về thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nhằm có được một sự hiểu biết sâu sắc về những điều người học biết, hiểu và có thể làm với kiến thức của mình, như là kết quả của quá trình học tập của người học, mục đích cuối cùng của quá trình kiểm tra đánh giá là kết quả KTĐG được sử dụng để nâng cao chất lượng học tập” [33, tr.23]

1.2.2.2. Đánh giá trong dạy học

Đánh giá trong Giáo dục: “Là sự thu thập chỉnh lí, xử lí, phân tích một cách toàn diện, khoa học hệ thống những thông tin về sự nghiệp giáo dục để rồi phán đoán giá trị của nó nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách giáo dục, nâng cao trình độ phát triển của giáo dục, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng xã hội” [19, tr.8].

“Đánh giá trong dạy học là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin về thành tích học tập của ngƣời học một cách toàn diện, hệ thống, khoa học ở các giai đoạn của quá trình học tập, đối chiếu với mục tiêu học tập ở từng giai đoạn nhằm giúp ngƣời học tiến bộ trong suốt quá trình học tập, và cuối cùng đối chiếu với mục tiêu của cả môn học hay khóa học nhằm đánh giá chất lƣợng của quá trình dạy học hay khóa học nhằm đánh giá chất lƣợng của quá trình dạy học (với cách hiểu chất lƣợng là sự trùng khớp với mục tiêu” [12, tr.38].

Viết về nội dung đánh giá, tác giả Vũ Cao Đàm có ý kiến về nội dung đánh

giá bao gồm một số vấn đề cơ bản sau: “Đánh giá là đưa ra nhận định tổng hợp về

các dữ kiện đã đo lường được qua sự theo dõi thường xuyên, qua các cuộc kiểm tra, thanh tra, và kết thúc bằng cách đối chiếu, so sánh với những tiêu chuẩn đã được

xác định rõ ràng trong mục tiêu quản lí” [20, tr.45].

Tác giả Sái Công Hồng cho rằng: “Đánh giá (Evaluation) là sự giải thích có tính chất tổng kết các dữ liệu có đƣợc từ bài kiểm tra hay những công cụ đánh giá khác. Đánh giá là việc định ra giá trị của bản thân đối tƣợng đƣợc đánh giá trong mối tƣơng quan với các đối tƣợng hay môi trƣờng xung quanh. Dựa vào sự đánh giá ngƣời ta định giá trị kết quả đánh giá để phán đoán và đề xuất các quyết định giáo dục” [31, tr.45].

PGS.TS Đặng Xuân Hải đƣa ra những khái niệm cụ thể về kiểm tra đánh giá nhƣ sau: “Đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập thông tin và so sánh với chuẩn mực giá trị để đƣa ra kết luận và đo lƣờng về kết quả sản phẩm giáo dục. Đánh giá trong dạy học là quá trình nhận định về năng lực, phẩm chất (kiến thức- kĩ năng- thái độ) của sản phẩm dạy học” [23].

Từ những ý kiến trên chúng tôi có thể nêu khái quát định nghĩa đánh giá trong giáo dục nói chung, trong dạy học nói riêng là quá trình thu thập và xử lí kịp thời, có hệ thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục- dạy học căn cứ vào mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo để đánh giá một hoạt động trong hệ thống quản lí hoặc làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục- dạy học tiếp theo. Mục đích của đánh giá trong dạy học là để so sánh chất lƣợng giữa các vùng khác nhau, để đánh giá chƣơng trình quá tải hay không để từ đó điều chỉnh, để đánh giá đối tƣợng đạt chuẩn hay chƣa đạt chuẩn.

1.2.2.3. Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập là “một trong những hoạt động quan trọng nhất của quá trình dạy học. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập đƣợc xem là quá trình thu thập, chỉnh lí, xử lí thông tin một cách hệ thống những kết quả học tập ở từng giai đoạn khác nhau đối chiếu với mục tiêu dạy học ở từng giai đoạn và cuối cùng đối chiếu với chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học trong Chƣơng trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành để đánh giá sự tiến bộ của ngƣời học qua từng giai đoạn, đánh giá mức độ đạt chuẩn của ngƣời học và cuối cùng là đánh giá chất lƣợng của quá trình dạy học (với cách hiểu chất lƣợng là sự trùng hợp

với mục tiêu, với chuẩn đầu ra của chƣơng trình dạy học cũng nhƣ của môn học thì kiểm tra đánh giá là cách tốt nhất để đánh giá chất lƣợng của quy trình GD nói chung, dạy học nói riêng).

Nhƣ vậy kiểm tra đánh giá trong dạy học là kiểm tra đánh giá kết quả học

tập của học sinh, là thu thập chứng cứ về kết quả học tập của HS; từ đó đưa ra những nhận định phán xét về mức độ thực hiện mục tiêu giảng dạy đã đề ra của học sinh, đưa ra các giải pháp điều chỉnh phương pháp dạy của thầy và phương pháp học của trò, đưa ra các khuyến nghị góp phần thay đổi các chính sách giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 27 - 29)