Những yêu cầu kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn ở THPT theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 47)

phát triển năng lực

Thứ nhất: “Khi đánh giá theo hƣớng năng lực cũng vẫn phải căn cứ vào chuẩn KT, KN của môn học. Đây là yêu cầu mức độ tối thiểu để xác định các tiêu chí đánh giá năng lực ngƣời học đạt đƣợc mức độ chuẩn hay trên chuẩn nhằm phân hóa tất cả ngƣời học cũng nhƣ đo đƣợc khả năng và sự tiến bộ của ngƣời học” [11, tr.23].

Thứ hai, Đánh giá kết quả học tập môn học Ngữ văn hiện nay theo hƣớng hình thành năng lực căn cứ vào mục tiêu môn học. “Các năng lực cơ bản cần đánh giá trƣớc hết chính là các năng lực chuyên môn (năng lực học tập ngữ văn). Từ các năng lực chuyên môn mang tính tổng quát (năng lực đọc – hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản) có thể xác định và đánh giá các năng lực chung, vừa theo các nội dung và mục tiêu dạy học của môn học, vừa góp phần tạo nên mô hình năng lực chung của HS trung học phổ thông. Đánh giá môn Ngữ văn theo năng lực cần chú trọng phát triển một số năng lực môn học (vận dụng tổng hợp những kiến thức, kĩ năng sử dụng tiếng Việt vào quá trình đọc viết, nói và nghe; năng lực thẩm mĩ) và một số năng lực chung” [17, tr.22].

Thứ ba, Sử dụng đa dạng các phƣơng pháp đánh giá, “chú ý tới ĐG quá trình. Ngoài những kĩ thuật đánh giá thì có thể tạo điều kiện để HS tự đánh giá (cá nhân tự đánh giá, đánh giá nhóm, đánh giá lẫn nhau)” [14, tr.10].

Với triết lí của đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực là “đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học”. Quy trình thực hiện đánh giá cần quan tâm đến sự tiến bộ và khả năng của mỗi cá nhân đƣợc bộc lộ. Trong quá trình học tập, ghi nhận, khích lệ sự tiến bộ để học để ngƣời học ngày càng tiến bộ hơn. Bên cạnh đó, KTĐG môn Ngữ Văn cần đảm bảo:

Tính chính xác: “Tính chính xác là yêu cầu đƣơng nhiên của mọi hình thức đánh giá, (đánh giá dƣới dạng bài tập, đề thi). Đánh giá chính xác mới có thể kích thích, tạo động lực ngƣời đƣợc đánh giá và cho những kết quả đáng tin cậy làm cơ sở cho các quyết định quản lí khác” [23, tr.45].

* Tính tin cậy:“Kiểm tra - đánh giá phải chỉ ra những kết quả đáng tin cậy khẳng định hiện trạng của đối tƣợng so với mục tiêu, tìm ra nguyên nhân của các sai lệch và có biện pháp khắc”phục.

* Tính toàn diện:“Tính toàn diện là một yêu cầu của giáo dục, nhằm phát triển một cách toàn diện các đối tƣợng giáo dục, do vậy kiểm tra – đánh giá cũng phải quán triệt nguyên tắc này.Tính toàn diện đƣợc hiểu là nội dung của việc kiểm tra đánh giá phải đáp ứng toàn bộ mục đích của đánh giá, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trong các lĩnh vực nhận thức, tình cảm cũng nhƣ tâm lí vận động. Tính toàn diện trong kiểm tra đánh giá nhằm phản ánh tính toàn diện của giáo dục, đồng thời định hƣớng để mọi hoạt động giáo dục phải đƣợc tiến hành một cách toàn”diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 46 - 47)