Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 97)

2.5.1. Ưu điểm

Ban Giám hiệu nhà trƣờng đã có nhiều cố gắng trong việc giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của đánh giá NLHT của HS trong quản lý và giảng dạy. Đồng thời cũng làm cho họ ý thức đƣợc trách nhiệm của mình trong việc thực hiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập.

Công tác kiểm tra đánh giá có sự chỉ đạo tƣơng đối thống nhất từ Ban Giám hiệu đến các phòng, tổ bộ môn và giáo viên trong trƣờng.

Phần đông CBQL, GV đều có nhận thức đúng đánh giá NLHT của HS theo

tiếp cận năng lực. Trong quá trình chỉ đạo hoạt động KTĐG, CBQL nhà trƣờng đã giúp cho cán bộ, giáo viên nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động KTĐG

đồng thời tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dƣỡng GV. CBQL, GV nhìn chung đã nắm đƣợc nội dung của các tiêu chí, tiêu chuẩn, sử dụng đa dạng các phƣơng thức KTĐG NLHT của HS theo tiếp cận năng lực.

Nhà trƣờng đã có lập kế hoạch quản lí chặt chẽ việc đổi mới nội dung chƣơng trình, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới việc KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS; chỉ đạo GV xây dựng đề kiểm tra và phối hợp với PHHS trong KTĐG HS.

Hiệu trƣởng đã quan tâm đến trang bị về cơ sở vật chất, phƣơng tiện và thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học nhƣ: khích lệ GV đổi mới PPDH, kĩ thuật dạy, đánh giá trên năng lực của HS...; xây dựng và sữa chữa phòng học, thƣ viện, trang bị sách báo tham khảo phục vụ cho giáo viên và học sinh.

2.5.2. Hạn chế

Thứ nhất: Đội ngũ CB, GV và HS chƣa thực sự nhận thức sâu sắc về vai trò,

nhiệm vụ và nội dung KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS để từ đó đề ra các biện

pháp tích cực nhằm thực hiện chặt chẽ các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong nhà trƣờng. Cán bộ quản lý một số tổ chuyên môn chƣa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động KTĐG KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS.

Đa số HS chỉ coi môn Ngữ Văn là nhiệm vụ, đặc biệt số HS yêu thích môn học rất thấp, vẫn còn có HS có kết quả học tập loại yếu kém. Đa số HS hiểu vấn đề học tập môn Ngữ Văn chƣa sâu sắc. Trong quá trình học tập, khi GV đặt ra những câu hỏi ở mức độ nhớ chỉ yêu cầu HS học thuộc lòng để trả lời thì đa số các em trả lời đƣợc, nhƣng khi đặt ra những câu hỏi ở các mức độ cao hơn thì HS gặp nhiều khó khăn trong việc trả lời câu hỏi, đặc biệt là những câu hỏi, bài tập vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học để giải quyết vấn đề cụ thể.

Khi KTĐG đa số HS chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng đó là điểm số, thể hiện thành tích học tập của HS, không để ý đến việc tìm ra những nguyên nhân sai và không chú ý đến cái sai của mình để tìm đƣờng đi đến kết quả đúng đắn. Mặt khác rất ít GV khi sửa bài làm cho HS ít chú ý hƣớng dẫn cho HS với những dạng bài tƣơng tự thì kỹ năng làm bài thế nào để có kết quả cao, do vậy những HS có lực học trung bình, yếu kém không thể tìm ra giải pháp để khắc phục những điểm yếu

kém gây nên tâm lý chán nản ở HS, đồng thời có những HS có kiến thức nhƣng không biết cách làm bài, không biết gia công kiến thức trong bài làm nên kết quả bài làm chƣa cao, đặc biệt những HS trung bình, yếu sẽ cảm thấy lo sợ khi gặp những bài khó, câu hỏi khó, còn những HS khá giỏi cũng sẽ không tự tin vào cách làm của mình hoặc thao tác làm bài chƣa nhanh. Điều này đƣợc minh chứng sau khi điều tra vẫn còn có một số HS kém hơn về một số kỹ năng học tập và làm bài, trong đó có kĩ năng lập luận văn bản.

Thứ hai: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đánh giá kết quả học tập

của học sinh theo tiếp cận năng lựcchƣa khả thi và chƣa hiệu quả.

Kế hoạch quản lý chƣa khả thi đặc biệt việc tổ chức thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tiếp cận năng lực còn hạn chế.

Một số khâu trong quy trình kiểm tra đánh giá KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS chƣa hiệu quả, cụ thể: Phân tích nội dung, xác định tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra; Thiết lập ma trận đề kiểm tra; Lựa chọn, viết câu hỏi kiểm tra; Phân tích câu hỏi; Tổ chức kiểm tra, chấm điểm.

Thứ ba: Năng lực ra đề, thực hiện KTĐG...còn hạn chế. Những đánh giá của

GV cho thấy định hƣớng dạy học phát triển năng lực ngƣời học là cần thiết và nhận đƣợc sự quan tâm của đa số GV, nhƣng trên thực tế công việc này còn chƣa đƣợc nhấn mạnh thực hiện do GV còn hạn chế trong việc thiết kế và sử dụng công cụ đánh giá năng lực cho HS. Mặt khác, đa số GV dạy học đa phần theo lối “đọc - chép” thuần túy nên khi tiến hành kiểm tra đánh giá GV cũng chỉ chú trọng đến nắm bắt kiến thức, ghi nhớ dập khuôn những gì GV dạy trên lớp mà thiếu hẳn sự vận dụng và đánh giá kĩ năng của HS. Đặc biệt khi đƣa ra đề bài, GV thiên về kiến thức lí thuyết, chƣa chú ý đế đánh giá năng lực, đặc biệt là năng lực thực hành của HS cũng nhƣ sự liên hệ và khả năng ứng dụng những kiến thức đó vào cuộc sống.

Đa số giáo viên chƣa hiểu sâu sắc về các phƣơng pháp, qui định về kiểm tra đánh giá, chƣa nắm đƣợc kỹ thuật soạn câu hỏi kiểm tra, chƣa biết kết hợp các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, chƣa biết cách sử dụng kiểm tra đánh giá để tạo động lực, khuyến khích động viên học sinh trong học tập, điều đó ảnh hƣởng rất lớn đến công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá.

Tâm lý của phần nhiều GV là ngại đổi mới, đầu tƣ thời gian để xây dựng nội dung các đề kiểm tra, đánh giá theo định hƣớng phát triển năng lực. Mặt khác, đa số GV còn yếu về kĩ năng kĩ thuật KTĐG, sợ tốn thời gian học hỏi, rèn luyện áp dụng cách thức KTĐG mới nên chủ yếu vẫn thực hiện KTĐG theo lối cũ.

Thứ tư: Về hình thức, phƣơng pháp KTĐG còn đơn điệu, chƣa phản ánh đƣợc năng lực của HS. Các hình thức kiểm tra kết quả học tập của HS còn lạc hậu, chủ yếu là đánh giá sự ghi nhớ của HS mà chƣa đánh giá đƣợc khả năng vận dụng sáng tạo, kĩ năng thực hành và năng lực giải quyết vấn đề của HS, vì thế chƣa tạo đƣợc động lực cho đổi mới phƣơng pháp và hình thức tổ chức dạy học.

Thực tế đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học môn Ngữ Văn hiện nay đã đƣợc GV quan tâm nhƣng bên cạnh đó còn nhiều tồn tại, hạn chế cần đƣợc khắc phục. Việc đổi mới kiểm tra, đánh giá còn mang hình thức, chƣa thực sự toàn diện, đặc biệt về mặt nhận thức. Các loại câu hỏi kiểm tra thƣờng theo hƣớng học vẹt, học gạo, học tủ… vừa tốn thời gian vừa không mang lại hiệu quả. Hoạt động tự kiểm tra, đánh giá của HS còn bị xem nhẹ, đối với GV, hoạt động kiểm tra, đánh giá vẫn chỉ nhằm mục đích cho điểm, chƣa thực sự có chức năng điều chỉnh quá trình dạy học nên chƣa có sự quan tâm đúng mức đối với vấn đề này.

Thứ năm: Công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm tra đánh giá còn chƣa đƣợc chú trọng, thiếu đi sự nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời của các cấp lãnh đạo trong trƣờng.

Công tác kiểm tra, đôn đốc của Nhà trƣờng đối với việc quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mới chỉ chú ý đến thời gian, tiến độ, không có lịch kiểm tra học giữa kỳ chung nên thời điểm kiểm tra do giáo viên giảng dạy tự thu xếp. Vì vậy, không có sự đồng đều, thống nhất giữa các lớp trong cùng ngành về nhiều mặt: thời điểm, cách thức, phƣơng pháp... kiểm tra, đánh giá.

Hoạt động kiểm tra đánh giá chƣa bảo đảm yêu cầu khách quan, chính xác, công bằng; việc kiểm tra chủ yếu chú ý đến yêu cầu tái hiện kiến thức và đánh giá qua điểm số đã dẫn đến tình trạng GV và HS duy trì dạy học theo lối "đọc-chép" thuần túy, học Văn thiên về ghi nhớ, vận dụng một cách máy móc - giải bài tập theo những phƣơng pháp quen thuộc, ít quan tâm đến việc hiểu một cách sâu sắc, bản

chất và nhất là vận dụng kiến thức Văn học vào thực tiễn. Nhiều GV chƣa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra còn nặng tính chủ quan của ngƣời dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chƣa đƣợc quan tâm thực hiện một cách khoa học và hiệu quả. Các hoạt động đánh giá định kỳ, đánh giá diện rộng quốc gia, đánh giá quốc tế đƣợc tổ chức chƣa thật sự đồng bộ hiệu quả. Tình trạng HS quay cóp tài liệu, đặc biệt là chép bài của nhau trong khi thi, kiểm tra còn diễn ra. Các hoạt động kiểm tra năng lực thực hành vận dụng Văn học (đặc biệt là ở bên ngoài môn Văn) ít đƣợc chú trọng, HS không nhận thấy tính thiết thực của vận dụng môn Ngữ Văn vào thực tế học tập ở trƣờng phổ thông và thực tiễn đời sống.

Khi đƣa ra câu hỏi, bài tập hay đề kiểm tra, đánh giá GV cũng chú trọng nhiều đến việc kiểm tra kiến thức hàn lâm, đến việc ghi nhớ sự kiện mà không thiên về đánh giá kĩ năng, khả năng vận dụng thực tiễn của HS. Vì thế, với HS, môn Ngữ Văn với kiến thức vừa nhiều và khó dẫn đến tâm lí sợ học và ngại học.

2.5.3. Nguyên nhân khách quan

Hiện nay áp lực đối với GVPT nói chung và đội ngũ GV trong trƣờng THPT Phạm Hồng Thái nói riêng khá lớn. Không chỉ tham gia hoạt động giảng dạy còn hoạt động chuyên môn, trong đó một giáo viên còn kiêm nhiệm thêm nhiều công tác khác. Tuy vậy, mức lƣơng và các phúc lợi hiện nay đối với GV khá khiêm tốn. Đó là một trong những lý do, một số GV chƣa chuyên tâm thực sự vào công việc và phải làm một số việc khác để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, môn Ngữ Văn học không đƣợc các em chú trọng nhiều, việc học sinh hiểu biết thực tiễn rất ít. Năng lực của HS không đồng đều nên việc rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, hiện nay, PPDH, PP KTĐG mang tính “ứng thí”, tập trung yêu cầu ghi nhớ kiến thức, hạn chế vận dụng kiến thức, thiếu các tình huống thực tiễn, nặng điểm số, “bệnh thành tích” ... Các trƣờng chỉ tập trung cho các kì thi lớn, nhất là thi Tốt nghiệp, thi tuyển sinh; PP ôn luyện đƣợc áp dụng chủ yếu là GV xây dựng đề cƣơng, yêu cầu HS “học thuộc” theo đề cƣơng để vƣợt qua kì thi.

Việc vận dụng các biện pháp sƣ phạm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS còn hạn chế, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. GV thƣờng ôm đồm, nhồi nhét kiến thức hoặc tóm tắt lại nội dung một cách khô khan, ít nêu vấn đề cho HS trao đổi, thảo luận, ít chú ý việc sửa chữa các lỗi sai sót về kiến thức của HS, ít gắn bài học với thực tiễn cuộc sống. Việc DH thụ động kéo dài đánh mất đi tính tự giác, tích cực của HS trong học tập, HS không hiểu bài, dễ chán nản, mệt mỏi trong giờ học. Thêm vào đó, sách giáo khoa Văn học phổ thông nặng về thông báo kiến thức, trình bày sự kiện khiến HS có cảm giác nặng nề, khó nhớ, khó học, chƣa đƣa ra những câu hỏi gợi mở, các tƣ liệu cho HS tự khai thác để phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

Chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách cho KTĐG KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS còn bấp cập. Hiện nay, việc tổ chức KTĐGT theo năng lực cho HS môn Ngữ Văn trên chƣơng trình dự thảo, chƣa có cơ sở thực tiễn để GV vận dụng. Đối với HS THPT hiện nay, việc KTĐGT còn nặng về thi tốt nghiệp, đại học khiến cho KTĐGT khó theo hƣớng tiếp cận. Điều đó đƣợc thể hiện, việc thi tốt nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là thi kiến thức.

Tiểu kết chƣơng 2

Mặc dù môn Ngữ Văn có vị trí quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng dạy và học Ngữ văn trong trƣờng phổ thông là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đoạn đổi mới toàn diện về giáo dục hiện nay. Để nâng cao chất lƣợng DH môn Ngữ văn, việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT có vai trò vô cùng quan trọng.

Trong những năm qua, CB, GV trƣờng THPT Phạm Hồng Thái đã không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lƣợng giáo dục, xây dựng nhà trƣờng ngày càng vững mạnh, luôn là địa chỉ tin cậy về chất lƣợng giáo dục cho học sinh, gia đình hƣớng tới.

Kết quả khảo sát thực trạng KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS đƣợc khảo sát và phân tích trên các phƣơng diện: về Nhận thức; Mục tiêu; Nội dung và Phƣơng pháp, hình thức và những khó khăn trong thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS.

Đặc biệt, luận văn đánh giá khách quan, trung thực tổ chức thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS về tổ chức thực hiện mục tiêu KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS; lập kế hoạch KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS đến tổ chức thực hiện nội dung và tổ chức thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS.

Những hạn chế trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn còn nhiều bấp cập trong đó về nhận thức về năng lực ra đề, quy trình đến hình thức, phƣơng pháp KTĐG ... có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng trong đó nguyên nhân từ yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Kết quả khảo sát thực trạng trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS trƣờng THPT Phạm Hồng Thái ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HƢỚNG VÀO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH

TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM HỒNG THÁI, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Trong Chƣơng trình GDPT môn Ngữ Văn 2018 đã đƣa ra, mục tiêu môn Văn: „Góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực chung nhƣ năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Đặc biệt, chƣơng trình môn Ngữ văn giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực thẩm mĩ thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; cung cấp hệ thống kiến thức phổ thông nền tảng về văn học và tiếng Việt, để góp phần phát triển vốn học vấn căn bản của một ngƣời có văn hoá; hình thành và phát triển con ngƣời nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thƣởng thức, đánh giá các sản phẩm ngôn từ và các giá trị cao đẹp trong cuộc sống” [4].

Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu là nguyên tắc yêu cầu tổ chức KTĐG của HS bắt buộc phải có mục tiêu và phải đƣợc định hƣớng theo mục tiêu ấy trong suốt quá trình tổ chức hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)