Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 101 - 104)

Hiện nay áp lực đối với GVPT nói chung và đội ngũ GV trong trƣờng THPT Phạm Hồng Thái nói riêng khá lớn. Không chỉ tham gia hoạt động giảng dạy còn hoạt động chuyên môn, trong đó một giáo viên còn kiêm nhiệm thêm nhiều công tác khác. Tuy vậy, mức lƣơng và các phúc lợi hiện nay đối với GV khá khiêm tốn. Đó là một trong những lý do, một số GV chƣa chuyên tâm thực sự vào công việc và phải làm một số việc khác để đảm bảo cuộc sống hàng ngày.

Bên cạnh đó, môn Ngữ Văn học không đƣợc các em chú trọng nhiều, việc học sinh hiểu biết thực tiễn rất ít. Năng lực của HS không đồng đều nên việc rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, hiện nay, PPDH, PP KTĐG mang tính “ứng thí”, tập trung yêu cầu ghi nhớ kiến thức, hạn chế vận dụng kiến thức, thiếu các tình huống thực tiễn, nặng điểm số, “bệnh thành tích” ... Các trƣờng chỉ tập trung cho các kì thi lớn, nhất là thi Tốt nghiệp, thi tuyển sinh; PP ôn luyện đƣợc áp dụng chủ yếu là GV xây dựng đề cƣơng, yêu cầu HS “học thuộc” theo đề cƣơng để vƣợt qua kì thi.

Việc vận dụng các biện pháp sƣ phạm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS còn hạn chế, nhiều khi chỉ mang tính hình thức. GV thƣờng ôm đồm, nhồi nhét kiến thức hoặc tóm tắt lại nội dung một cách khô khan, ít nêu vấn đề cho HS trao đổi, thảo luận, ít chú ý việc sửa chữa các lỗi sai sót về kiến thức của HS, ít gắn bài học với thực tiễn cuộc sống. Việc DH thụ động kéo dài đánh mất đi tính tự giác, tích cực của HS trong học tập, HS không hiểu bài, dễ chán nản, mệt mỏi trong giờ học. Thêm vào đó, sách giáo khoa Văn học phổ thông nặng về thông báo kiến thức, trình bày sự kiện khiến HS có cảm giác nặng nề, khó nhớ, khó học, chƣa đƣa ra những câu hỏi gợi mở, các tƣ liệu cho HS tự khai thác để phát huy tính tích cực, chủ động của HS.

Chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách cho KTĐG KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS còn bấp cập. Hiện nay, việc tổ chức KTĐGT theo năng lực cho HS môn Ngữ Văn trên chƣơng trình dự thảo, chƣa có cơ sở thực tiễn để GV vận dụng. Đối với HS THPT hiện nay, việc KTĐGT còn nặng về thi tốt nghiệp, đại học khiến cho KTĐGT khó theo hƣớng tiếp cận. Điều đó đƣợc thể hiện, việc thi tốt nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là thi kiến thức.

Tiểu kết chƣơng 2

Mặc dù môn Ngữ Văn có vị trí quan trọng trong chƣơng trình giáo dục phổ thông. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng dạy và học Ngữ văn trong trƣờng phổ thông là một nhiệm vụ hết sức cần thiết trong giai đoạn đổi mới toàn diện về giáo dục hiện nay. Để nâng cao chất lƣợng DH môn Ngữ văn, việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS của Hiệu trƣởng các trƣờng THPT có vai trò vô cùng quan trọng.

Trong những năm qua, CB, GV trƣờng THPT Phạm Hồng Thái đã không ngừng phấn đấu để nâng cao chất lƣợng giáo dục, xây dựng nhà trƣờng ngày càng vững mạnh, luôn là địa chỉ tin cậy về chất lƣợng giáo dục cho học sinh, gia đình hƣớng tới.

Kết quả khảo sát thực trạng KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS đƣợc khảo sát và phân tích trên các phƣơng diện: về Nhận thức; Mục tiêu; Nội dung và Phƣơng pháp, hình thức và những khó khăn trong thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS.

Đặc biệt, luận văn đánh giá khách quan, trung thực tổ chức thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS về tổ chức thực hiện mục tiêu KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS; lập kế hoạch KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS đến tổ chức thực hiện nội dung và tổ chức thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS.

Những hạn chế trong quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Ngữ Văn còn nhiều bấp cập trong đó về nhận thức về năng lực ra đề, quy trình đến hình thức, phƣơng pháp KTĐG ... có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng trong đó nguyên nhân từ yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan.

Kết quả khảo sát thực trạng trên đây là cơ sở quan trọng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện KTĐG NLHT môn Ngữ văn của HS trƣờng THPT Phạm Hồng Thái ở chƣơng tiếp theo.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HƢỚNG VÀO PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC MÔN NGỮ VĂN CHO HỌC SINH

TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG PHẠM HỒNG THÁI, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 101 - 104)