Nghĩa và mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 32 - 34)

triển năng lực

1.3.1. Ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn hướng vào phát triển năng lực vào phát triển năng lực

Đánh giá hƣớng vào phát triển năng lực của học sinh là hƣớng tới việc đánh giá sự tiến bộ của ngƣời học so với chính bản thân họ trong những giai đoạn khác nhau hơn là đánh giá để so sánh, xếp hạng giữa những ngƣời học với nhau. Do vậy đánh giá vì sự tiến bộ của ngƣời học sẽ giúp họ nhận ra đƣợc mình đang ở đâu trên con đƣờng đạt đến đích, còn cách đích bao xa và làm cách nào để đến đƣợc đích và quá trình đánh giá phải đƣợc diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp ngƣời học liên tục đƣợc phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả ngƣời dạy và ngƣời học cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Để đánh giá kết quả học tập của học sinh hƣớng vào phát triển năng lực cần phải xem đánh giá với tƣ cách là một quá trình học tập thì học sinh không phải chỉ là ngƣời bị đánh giá mà là ngƣời cùng tham gia đánh giá, giáo viên giúp học sinh học cách tự phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để điều chỉnh hoạt động ở chính mình. Đánh giá phải tạo ra sự phát triển, nâng cao năng lực của chính ngƣời học, tức là giúp học sinh hình thành khả năng tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau... để phát triển năng lực tự học của từng học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục đặt ra.

Đánh giá quá trình thực hiện trong suốt khoá học hay trong suốt thời gian học sinh thực hiện một dự án học tập có mục đích hỗ trợ quá trình học. Những ngƣời tham gia đánh giá quá trình học có thể là giáo viên, học sinh, các bạn học cung cấp các thông tin về việc học tập của học sinh. Đánh giá quá trình thực hiện

trong môi trƣờng học tập vì mục đích nâng cao chất lƣợng học tập. Hình thức phổ biến của đánh giá quá trình là đánh giá dự báo hay đánh giá chẩn đoán (Diagnostic assessment). Đánh giá dự báo đo lƣờng kiến thức và kĩ năng hiện có của học sinh để xác định chƣơng trình học và phƣơng pháp học phù hợp cho học sinh. Tự đánh giá cũng là một hình thức đánh giá dự báo/chẩn đoán. Đánh giá quá trình nhấn mạnh đến tự đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chí của bài học và phƣơng hƣớng cải thiện để đáp ứng tốt hơn nữa.

Ý nghĩa và mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn hƣớng vào phát triển năng lực đƣợc thể hiện:

Một là, làm sáng tỏ mức độ đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc về mục tiêu dạy học, trình độ kiến thức, kĩ xảo, kĩ năng và thái độ của học sinh so với yêu cầu của chƣơng trình; phát hiện những sai sót và nguyên nhân dẫn tới những sai sót đó, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập của mình.

Hai là, công khai hóa các nhận định về năng lực, kết quả học tập của mỗi em học sinh và cả tập thể lớp, tạo cơ hội cho các em có kĩ năng tự đánh giá, giúp các em nhận ra sự tiến bộ của mình, khuyến khích động viên và thúc đẩy việc học tập ngày càng tốt hơn.

Ba là, giúp giáo viên có cơ sở thực tế để nhận ra những điểm mạnh, điểm yếu của mình, tự điều chỉnh, hoàn thiện hoạt động dạy, phấn đấu không ngừng nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học.

Nhƣ vậy kiểm tra đánh giá trong dạy học là kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hƣớng phát triển năng lực là đƣa ra những nhận định phán xét về mức độ thực hiện mục tiêu giảng dạy đã đề ra của học sinh, từ đó đƣa ra các giải pháp điều chỉnh phƣơng pháp dạy của thầy và phƣơng pháp học của trò, đƣa ra các khuyến nghị góp phần thay đổi các chính sách giáo dục.

Đối với từng đối tƣợng cụ thể đƣợc nhận định nhƣ sau:

- Đối với học sinh: “Việc đánh giá có hệ thống và thƣờng xuyên giúp ngƣời học điều chỉnh hoạt động học, tiếp thu điều vừa học đến mức độ nào, còn những thiếu sót nào để từ đó bổ sung phần còn khuyết” [33, tr.12]. Ngoài ra, hoạt động

kiểm tra đánh giá còn giúp học sinh có điều kiện ghi nhớ, tái hiện, khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức phát triển tƣ duy sáng tạo, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong cuộc sống và khắc phụ tính chủ quan”tự mãn.

- Đối với giáo viên: Cung cấp cho giáo viên những thông tin giúp ngƣời dạy điều chỉnh hoạt động dạy.

- Đối với cán bộ quản lí giáo dục: “Cung cấp cho cán bộ quản lí giáo dục những thông tin về thực trạng dạy và học trong một đơn vị giáo dục để có những chỉ đạo kịp thời, uốn nắn đƣợc những lệch lạc, khuyến khích, hỗ trợ những sáng kiến hay, bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục” [33, tr.12].

Nhƣ vậy, đánh giá không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và định hƣớng, điều chỉnh hoạt động của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định ra thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.

Đánh giá vì sự học tập của học sinh (asessment for learning): “Diễn ra trong quá trình học tập vẫn đang đƣợc thực hiện. Đó là đánh giá tiến hành thông qua việc dạy và học nhằm phán đoán những nhu cầu của học sinh, lên kế hoạch cho các định hƣớng giảng dạy tiếp theo, cung cấp cho học sinh những phản hồi để các em có thể sử dụng những phản hồi này nhằm cải thiện chất lƣợng học tập của các em”.

Đánh giá kết thúc học tập của học sinh: “Là những đánh giá diễn ra sau khi học xong một giai đoạn học tập nhằm xác định xem giáo dục có đƣợc thực hiện không. Chúng đƣợc sử dụng nhằm lập báo cáo về tình trạng học sinh học tập ở một thời điểm, có thể sử dụng để đƣa ra các quyết định về chƣơng trình” [27].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động kiểm tra đánh giá môn ngữ văn hướng vào phát triển năng lực cho học sinh trường trung học phổ thông phạm hồng thái, quận ba đình, thành phố hà nội​ (Trang 32 - 34)