5. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Thấm nhuần quan điểm của Người, trong những năm qua, công tác tổ chức, cán bộ huyện Đức Linh đã có chuyển biến tích cực; các khâu của công tác cán bộ thực hiện chặt chẽ. Công tác luân chuyển cán bộ được quan tâm, cán bộ đã phát huy được vị trí công tác nơi luân chuyển đến và sau khi về nhận nhiệm vụ mới; công tác điều động, bổ nhiệm giới thiệu nhân sự ứng cử, bố trí và sử dụng cán bộ được thực hiện đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo. Đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng cả về lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn một số nơi còn hẫng hụt; tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ chưa đạt yêu cầu. Chính vì vậy Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI nhấn mạnh: "Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, vững về chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ nhằm đảm bảo tính kế thừa", cụ thể là: Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ. Bố trí cán bộ đúng theo năng lực, sở trường; mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, có triển vọng; đồng thời, thay thế kịp thời cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng được yêu cầu công việc; xử lý nghiêm những cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, không chịu tu dưỡng rèn luyện, vi phạm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng gắn với luân chuyển cán bộ. Thực hiện nghiêm túc việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ. Do đó, trách nhiệm của cấp ủy Đảng các cấp phải chăm lo công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bố trí, sử dụng sao cho hiệu quả, phát huy hết được năng lực của cán bộ.
Để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ, cần tiếp tục quán triệt một cách sâu sắc và vận dụng hiệu quả, với những giải pháp cơ bản sau:
Một là, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, phải là sự kết hợp đúng đắn chế độ tập thể lãnh đạo với phát huy trách nhiệm cá nhân, thực hiện dân chủ với tập trung. Để thực hiện được điều này, tập thể cấp uỷ từ huyện đến cơ sở phải quán triệt các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ công tác cán bộ của cấp trên; quyết nghị các chủ trương, biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, quyết định về nhân sự cán bộ đúng quy trình và theo phạm vi quyền hạn được phân công phân cấp. Kiên quyết khắc phục tình trạng chuyên quyền, lấy danh nghĩa quyết nghị của tập thể để quyết định về công tác cán bộ.
Hai là, đổi mới phương pháp đánh giá, nhận xét cán bộ. Đánh giá, nhận xét cán bộ là vấn đề quan trọng, đánh giá đúng sẽ sử dụng đúng cán bộ. Nhận xét, đánh giá cán bộ phải công tâm, khách quan, tạo đoàn kết nhất trí cao trong tổ chức. Việc đánh giá phải toàn diện cả đức và tài, chú trọng về phẩm chất chính trị và năng lực thực tiễn; lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chính để đánh giá phẩm chất, năng lực của cán bộ một cách cụ thể, khoa học, chính xác. Coi trọng việc dựa vào tập thể và quần chúng nhân dân, đồng thời đặt cán bộ trong môi trường, điều kiện hoàn cảnh cụ thể, trong mối quan hệ giữa tổ chức, cơ chế chính sách và cá nhân cán bộ để đánh giá. Khắc phục tình trạng đánh giá cán bộ một cách chung chung, cảm tính, chủ quan, lẫn lộn giữa điều kiện với tiêu chuẩn, coi bằng cấp, học vị cao hơn phẩm chất, năng lực.
Ba là, thực hiện tốt công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Quy hoạch tốt sẽ tạo ra sự chủ động, bảo đảm tính kế thừa, phát triển, khắc phục tình trạng hẫng hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ. Công
tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ tổ chức, từ thực trạng đội ngũ cán bộ để xây dựng, đảm bảo tính khoa học, tính kế thừa liên tục và vững chắc. Quy hoạch phải gắn liền với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Kết hợp nhiều hình thức, biện pháp đào tạo, bồi dưỡng, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ. Luân chuyển cán bộ là để đào tạo cán bộ tại cơ sở, nguồn luân chuyển phải nằm trong nguồn quy hoạch, có hướng phát triển, triển vọng; thường xuyên đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ luân chuyển, mạnh dạn bố trí cán bộ đã được luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ vào các chức danh chủ chốt của huyện.
Bốn là, đổi mới trong công tác bố trí, sử dụng cán bộ. Bố trí, sử dụng phải đúng người, đúng việc, đúng sở trường nhằm phát huy hết tài năng, tinh thần hăng hái, nhiệt tình của cán bộ. Tránh quan niệm coi đây là công việc bí mật và chỉ lấy ý kiến của một vài người trong phạm vi hẹp làm quyết định của tập thể. Cần phải lắng nghe ý kiến của đảng viên, quần chúng trong cơ quan, đơn vị và của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi cán bộ sinh sống.
Năm là, thực hiện tốt chính sách cán bộ. Chính sách cán bộ giữ một vị trí quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm phát huy nhân tố con người trong thực hiện nhiệm vụ. Trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ đòi hỏi phải thực hiện có hiệu quả về chính sách cán bộ như: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ; chính sách tiền lương... để cán bộ yên tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.[29]
1.3.1.2. Kinh nghiệm huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi
“Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ giỏi về quản lý, điều hành, “hồng” về đạo đức, chính trị là cách để nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Do đó, phát triển nguồn nhân lực được xem là "kênh đầu tư" ngắn hạn, nhưng sinh lời bền vững nhất”, ông Phan Bình - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành khẳng định.
Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ đột phá của huyện. Bởi nhân lực yếu, hoạt động của bộ máy hành chính sẽ trì trệ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển kinh tế, mà còn tác động xấu đến trật tự xã hội, gây suy giảm lòng tin trong dân”. Ông Phan Bình - Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Nghĩa Hành.
Không chỉ riêng Nghĩa Hành, mà tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực và cán bộ kế cận đảm bảo chất lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất, kinh doanh xảy ra ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Với huyện Nghĩa Hành, địa phương điểm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, nên phát triển đội ngũ nguồn nhân lực là yêu cầu cấp thiết.
Do đó, cùng với việc thực hiện hiệu quả Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015, Ban Thường vụ Huyện ủy Nghĩa Hành cũng xác định: Muốn thúc đẩy và chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế thì phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển.
Vì vậy, giai đoạn 2011 - 2015, huyện Nghĩa Hành đã ban hành một số cơ chế ưu đãi để thu hút 19 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại huyện và các xã; tuyển dụng 121 công chức và 108 viên chức; đào tạo chuyên môn và lý luận chính trị cho 644 cán bộ, công chức (CB,CC) cấp xã, thị trấn (trong đó đào tạo thạc sĩ 16 người, cao cấp chính trị 11 người)... Ngoài ra, Nghĩa Hành thường xuyên rà soát, bổ sung quy hoạch đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, đạo đức để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trước mắt và lâu dài.
Trong công tác điều động, luân chuyển cán bộ, Nghĩa Hành rất chú trọng thực hiện. Đặc biệt, thực hiện Đề án 8737 về việc đào tạo, tuyển chọn, chuẩn hóa cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn, từ năm 2009 đến nay, Ban
Thường vụ Huyện ủy đã điều động, luân chuyển 7 CB,CC cấp huyện về giữ các chức vụ chủ chốt cấp xã, thị trấn. Trong đó có 5 bí thư và 2 phó chủ tịch UBND xã. Song song với việc tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình công tác, huyện Nghĩa Hành cũng thực hiện đầy đủ và kịp thời các chế độ, chính sách hỗ trợ đối với CB,CC được điều động, luân chuyển. Vì vậy, các CB,CC được điều động, luân chuyển yên tâm và nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các vị trí công tác mới. Điều này không chỉ giúp đội ngũ CB,CC trong hệ thống chính trị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, mà còn hình thành đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ “vừa hồng vừa chuyên”, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tạo đột phá trong thời gian tới
Nghị quyết 01 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nghĩa Hành khóa XXI, nhiệm kỳ 2015-2020 tiếp tục xác định: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị và phục vụ sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ đột phá. Phát triển nguồn nhân lực là chiến lược phát triển toàn diện về con người, nhưng phải gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh.
Do đó, phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý, công chức hành chính, viên chức có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác, tác phong làm việc chuyên nghiệp... đảm bảo đến năm 2020, 100% CB,CC cấp huyện và xã, thị trấn được đào tạo và đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định.
Thực hiện mục tiêu trên, bên cạnh việc ưu tiên đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thì sắp tới, Huyện ủy Nghĩa Hành cũng sẽ ban hành Quy chế luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ trẻ.
Ngoài các vị trí như đầu tư xây dựng, tài chính, địa chính, tư pháp hộ tịch, tổ chức cán bộ... Huyện ủy Nghĩa Hành cũng sẽ thực hiện việc luân chuyển các chức danh bí thư, phó bí thư, chủ tịch và phó chủ tịch giữa các xã,
thị trấn. Và ngay trong quý IV/2016, Nghĩa Hành sẽ tập trung thực hiện công tác luân chuyển, điều động 2 chức danh công chức tài chính và địa chính giữa các xã. Động thái này, theo ông Phan Bình là nhằm “điều hòa chất lượng đội ngũ CB,CC; tăng cường sự đoàn kết, tránh tình trạng bè phái giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện”.
Đối với nguồn nhân lực phục vụ sản xuất và kinh doanh, Nghĩa Hành phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo phải đạt từ 55 - 60% trong tổng số lao động xã hội và tỷ lệ này đến năm 2025 là 65 - 70%. Để hoàn thành mục tiêu này, song song với công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng và trình độ chuyên môn cho lực lượng lao động khoa học - kỹ thuật, kinh doanh và công nhân kỹ thuật lành nghề... huyện Nghĩa Hành cũng ban hành nhiều cơ chế ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp (DN) đầu tư. Bởi, sự có mặt của các DN sẽ góp phần rất lớn vào việc đào tạo cũng như chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Năm 2016, UBND huyện Nghĩa Hành đã xem xét cấp phép cho 3 DN là Công ty may Vinatex Đà Nẵng, DN sản xuất viên gỗ nén và DN sản xuất tôn thép với tổng nguồn vốn gần 200 tỷ đồng đầu tư vào Cụm Công nghiệp - Làng nghề Đồng Dinh. Riêng Dự án Công ty may Vinatex Đà Nẵng đã được UBND tỉnh đồng ý phân bổ 18 tỷ đồng để Nghĩa Hành thực hiện công tác san lấp mặt bằng, sớm bàn giao cho nhà đầu tư. Dự kiến sau khi đi vào hoạt động đầu năm 2017, Vinatex Đà Nẵng sẽ giải quyết việc làm cho 1.500 - 2.000 lao động trong và ngoài địa phương.
Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025, huyện Nghĩa Hành tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng về huyện và xã, thị trấn nhằm tạo nguồn cán bộ kế cận. Đến năm 2020, thu hút 50 lao động đảm bảo trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức về công tác tại huyện và các xã, thị trấn. Với sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho nguồn nhân lực, tin
tưởng huyện Nghĩa Hành sẽ có những bước đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội. [28]