5. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những hạn chế
- Một bộ phận nhân lực QLNN của huyện vẫn chưa thật sự ổn định, tính chuyên nghiệp hóa còn thấp, còn nhiều hạn chế về kỹ năng thực thi công vụ; kỹ năng mềm.
- Công tác quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ nhân lực QLNN của huyện chưa được quan tâm thích đáng, bố trí cán bộ chủ yếu vẫn theo tình huống nên tình trạng hụt hẫng giữa các thế hệ cán bộ, công chức trong mỗi cơ quan, đơn vị còn phổ biến, thiếu cán bộ, công chức hành chính nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao. Công tác thuyên chuyển chưa chú trọng nên chưa tạo ra bước nhảy vọt trong công tác QLNN ở huyện Bình Liêu.
- Nguồn nhân lực QLNN của huyện trẻ có kiến thức, trình độ học vấn cao, nhưng còn thiếu kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý; chậm được phát hiện và bồi dưỡng đào tạo để đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí tương xứng.
- Số lượng cán bộ nữ giữ vị trí chủ chốt của các ngành còn ít. Cán bộ, công chức hành chính người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số cán bộ, công chức hành chính, cũng như cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện, thị.
- Hiện nay vẫn còn một bộ phận nhân lực QLNN của huyện sa sút về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm kém, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hách dịch sách nhiễu nhân dân.
- Công tác quy hoạch cán bộ còn nhiều bất cập, việc lựa chọn cán bộ vào các vị trí quan trọng, đứng đầu vẫn tiếp tục còn chậm trễ. Một số nơi việc nhận xét, đánh giá cán bộ chưa đi và thực chất, còn mang tính hình thức cho nên cán bộ đưa vào quy hoạch chưa đạt chuẩn theo quy định.