Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích thông tin

2.2.2.1. Phương pháp tổng hợp thông tin

Thông tin sau khi thu thập sẽ được hệ thống hóa số liệu, đánh giá kết quả đạt được; kết hợp với kết quả điều tra, khảo sát nguồn nhân lực QLNN của huyện Bình Liêu để phân tích vấn đề nghiên cứu, từ đó rút ra kết luận. Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống bảng biểu để phân tích, đánh giá tình hình phát triển nguồn nhân lực QLNN cho huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

2.2.2.2. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phương pháp phân tổ thống kê

Để tổng hợp, hệ thống hoá và phân tích các tài liệu điều tra tác giả sử dụng phương pháp phân tổ thống kê. Đề tài lựa chọn phương pháp phân tổ thống kê nhằm mục đích nêu lên bản chất của hiện tượng trong điều kiện nhất định và nghiên cứu xu hướng phát triển của hiện tượng trong thời gian

đã qua và đi tới kết luận. Qua thực hiện phương pháp phân tổ tác giả tiến hành so sánh: Số tuổi, năm kinh nghiệm, giới tính, cơ cấu NNL QLNN…

b. Phương pháp so sánh

Thông qua phương pháp này ta rút ra các kết quả so sánh về thực trạng phát triển NNL quản lý nhà nước huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh trong thời gian qua và đề ra các định hướng cho thời gian tới. Tác giả sử dụng phương pháp:

- So sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra sự biến đổi nguyên nhân của sự biến động đó, từ đó rút ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

- So sánh số tương đối: Tỷ trọng của chỉ tiêu phân tích: Được đo bằng tỉ lệ %, là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

c. Phương pháp thống kê mô tả

Dựa trên các số liệu thống kê để mô tả sự biến động, xu hướng phát triển của kinh tế tại địa bàn nghiên cứu. Mô tả quá trình phát triển NNL quản lý nhà nước cấp huyện, qua đó thấy được những ưu - nhược điểm của hoạt động này, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp. Phương pháp thống kê mô tả, được dùng để đánh giá sự biến động số lượng NNL QLNN cấp huyện qua các năm 2014-2016.

d. Phương pháp chuyên gia

Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia nhằm xác định được kết quả đạt được, những hạn chế, điểm mạnh, điểm yếu của công tác phát triển NNL quản lý nhà nước huyện Bình Liêu. Tham khảo ý kiến chuyên gia như phòng tổ chức cán bộ huyện Bình Liêu, Ban lãnh đạo huyện về cách thức phát

triển đội ngũ cán bộ QLNN. Bên cạnh đó, tác giả xin ý kiến các cán bộ quản lý của các huyện lân cận về một số gợi ý của giải pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)