5. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa kinh tế
Bình Liêu là một huyện biên giới miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, có tọa độ địa lý từ 21026’15” đến 21039’50” vĩ độ Bắc và 107016’20” đến 107035’50” kinh độ Đông.
Bình Liêu cách thành phố Hạ Long - thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh 108 km. Phía Đông giáp huyện Hải Hà (Quảng Ninh), phía Tây giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Tiên Yên, Đầm Hà (Quảng Ninh), phía Bắc có tuyến biên giới dài 42,999 km giáp khu Phòng Thành - thành phố Cảng Phòng Thành và huyện Ninh Minh thành phố Sùng Tả (Quảng Tây - Trung Quốc) với Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô - Đồng Văn, đây là cầu nối giao lưu kinh tế - thương mại giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh với khu Phòng Thành - thành phố Phòng Thành - tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc.
* Địa hình
Bình Liêu có cấu trúc địa hình đa dạng của miền núi cao thuộc cánh cung bình phong Đông Triều - Móng Cái, có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có một số đỉnh núi cao trên 1.000m như đỉnh Cao Ba Lanh (1.113 m), đỉnh Cao Xiêm (1.330 m). Về cấu trúc địa hình huyện Bình Liêu đa dạng, phân dị bị chia cắt mạnh, có thể khái quát thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng núi thấp và trung bình Tây Bắc sông Tiên Yên:
Độ cao trung bình >600 m, gồm phần nửa phía Bắc các xã Vô Ngại, Tình Húc, Lục Hồn, Đồng Tâm, Hoành Mô. Địa hình bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều dãy hướng núi, có nhiều đỉnh núi cao 800 - 1000m dọc trên
đường biên giáp Trung Quốc. Độ dốc bình quân khoảng 300 và có nhiều sườn dốc hiểm trên 350. Đất đai bị xói mòn, rửa trôi khá mạnh, phần lớn là đồi trọc hoặc cây lùm bụi, cỏ tranh.
- Tiểu vùng núi thấp và núi trung bình Đông Nam:
Độ cao trung bình khoảng 600 - 700 m, độ dốc bình quân khoảng 25 - 280, gồm các xã Đồng Tâm, Lục Hồn, Tình Húc. Đặc điểm cấu trúc địa hình khá phức tạp, tạo thành các dãy núi lớn có nhiều đỉnh cao trên 1000 m. Những dãy núi cao nằm trên đường phân thủy huyện Bình Liêu với huyện Hải Hà, Đầm Hà. Đất đai của tiểu vùng chưa bị thoái hóa nhiều, có những điểm tương đối bằng < 150. Có thể trồng các loại cây đặc sản như hồi, quế, sở.
- Tiểu vùng đồi núi thấp và thung lũng ven sông Tiên Yên:
Từ Đồng Văn đến Vô Ngại theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, độ cao trung bình khoảng 300 - 400 m, độ dốc thấp < 150. Tiểu vùng này chủ yếu là đồi thấp, dốc thoải, nhiều ruộng bậc thang, chủ yếu sử dụng để sản xuất nông nghiệp.
* Khí hậu
Bình Liêu có khí hậu đặc trưng miền núi phân hóa theo độ cao, tạo ra những tiểu vùng sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm dao động từ 180C - 280C, nhiệt độ trung bình cao nhất vào mùa hè là 320C - 360C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào mùa đông 50C - 150C.
- Mưa: Lượng mưa hàng năm khá cao, bình quân từ 2000 - 2.600 mm/năm nhưng không điều hòa, hình thành hai vùng mưa. Sườn đông các dãy núi có lượng mưa nhiều hơn thường lớn hơn 2.100 mm. Sườn tây các dãy núi có lượng mưa thấp hơn, có nơi xuống < 1.400 mm. Mưa ở Bình Liêu được phân thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa kéo dài trong 5 tháng từ tháng 5 đến hết tháng 9, mưa tập trung chiếm đến 75 - 80% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7 và tháng 8. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm từ 20 - 25% tổng lượng mưa cả năm. Tháng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
* Tài nguyên thiên nhiên
- Tài nguyên nước
Bình Liêu có nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc hội tụ chảy tập trung vào sông Tiên Yên, bắt nguồn từ vùng biên giới Việt -Trung, chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam, có độ dốc lớn, khúc khuỷu, nhiều thác ghềnh, sự phân phối dòng chảy không đều trong năm.Huyện có nguồn nước ngầm khá phong phú, mạch nước ngầm thường nằm ở độ sâu 5-6 m, đủ nước ngọt để khai thác sử dụng cho sinh hoạt của nhân dân.
- Tài nguyên đất
Hiện nay, Bình Liêu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.510,05 ha, trong đó đất nông nghiệp 38.950,62 ha chiếm 81,98%; đất phi nông nghiệp 1.642,66 ha chiếm 3,46%. Ngoài ra còn một trữ lượng đất lớn chưa sử dụng 6.916,77 ha chiếm 14,56% diện tích tự nhiên. Phần lớn đất chưa sử dụng của Bình Liêu là đất đồi núi bạc màu, có độ dốc lớn, bị chia cắt và xa khu dân cư, điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho huyện trong việc mở rộng thêm diện tích đất sản xuất nông nghiệp giai đoạn tiếp theo.
- Tài nguyên rừng
Tổng diện tích đất lâm nghiệp của Bình Liêu có 34.683,78 ha chiếm 73,00% diện tích tự nhiên của huyện. Trong đó: đất rừng phòng hộ là 14.524,37 ha; rừng sản xuất là 20.159,41ha.
Rừng tự nhiên có diện tích 2.616,65 ha, chủ yếu là rừng gỗ lá rộng. Rừng nghèo 839,8 ha chiếm 32,22% diện tích đất rừng tự nhiên, trữ lượng bình quân khoảng 50-70 m3/ha. Rừng phục hồi 1767,18 ha chiếm 67,78% diện tích đất rừng tự nhiên của huyện.
Rừng trồng với tổng diện tích 32.076,13 ha được phân thành: Rừng trồng gỗ (các loại thông, keo, bạch đàn, sa mộc...) ở Hoành Mô, Đồng Tâm, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động; Rừng đặc sản (hồi, quế, sở...) tập trung ở Đồng Văn, Hoành Mô, Húc Động.
- Tài nguyên khoáng sản
Bình Liêu là huyện tương đối nghèo khoáng sản. Huyện có một mỏ vàng hàm lượng thấp, trữ lượng ít ở dọc biên giới Việt - Trung; đá hoa cương dọc trên dãy núi Cao Xiêm chạy dài từ xã Đồng Văn đến xã Húc Động nhưng chưa có khả năng khai thác. Ngoài ra Bình Liêu còn có khối lượng cát, đá, sỏi ở dọc sông Tiên Yên với độ dài hơn 60 km; mỏ cao lanh ở xã Vô Ngại, Đồng Tâm...
* Tài nguyên du lịch, nhân văn
Bình Liêu có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú, có điều kiện để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn.
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều cảnh quan sinh thái như: bãi đá thần ở dãy núi Cao Ba Lanh thuộc địa phận xã Đồng Văn; thác nước Khe Vằn với ba tầng thác đổ từ độ cao hơn 100m (được công nhận là danh thắng cấp tỉnh)…
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Lịch sử hình thành và phát triển huyện Bình Liêu gắn với lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt nam. Bình Liêu là huyện có nhiều dân tộc đang sinh sống (trên 96% dân tộc thiểu số) chủ yếu là các dân tộc ít người như Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa, Sán Dìu, Nùng và Cao Lan. Một số hoạt động văn hóa dân tộc vẫn được bảo tồn và phát huy như hát then của dân tộc Tày gắn với Lễ hội Đình Lục Nà, xã Lục Hồn (vào16,17 tháng giêng âm lịch), hội Sóong Cọ của người Sán Chỉ (vào 16 tháng 3 âm lịch), Hội Kiêng gió của dân tộc Dao (vào 4/4 âm lịch), ngoài ra còn Lễ .