Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 77)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực

3.2.2.1. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ

Trong giai đoạn từ năm 2014-2016, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực QLNN huyện Bình Liêu đã có nhiều tiến bộ tích cực. Cụ thể, số nhân lực QLNN có trình độ sau đại học và đại học tăng đáng kể, giảm dần số lượng nhân lực QLNN có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng.

Bảng 3.5: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực QLNN huyện Bình Liêu qua các năm 2014-2016

Trình độ chuyên môn Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 Tốc độ pháttriển BQ (%) (+/-) % (+/-) % Sau ĐH 6 10 15 4 66,67 5 50 158,1 Đại học 57 66 71 9 15,79 5 7,58 111,6 Cao đẳng 2 2 2 0 0 0 0 100 Trung cấp 6 5 3 -1 -16,67 -2 -40 70,7 Khác 1 1 0 0 0 -1 -100 0 Tổng 72 84 91 12 16,67 7 8,33 112,4

Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Liêu)

Có được kết quả này là do nguyên nhân sau:

- Việc cử nhân lực QLNN đảm bảo theo quy hoạch và kế hoạch; ý thức học tập tăng cao, giác ngộ, phong trào học tập phát triển.

- Hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học;

- Nội dung chương trình đào tạo từng bước đổi mới, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, chính trị, quản lý nhà nước, tin học, ngoại ngữ, pháp luật, quản lý kinh tế... cho nguồn nhân lực QLNN.

- Đội ngũ giảng viên được bổ sung, kiện toàn;

- Đã ban hành chính sách hỗ trợ cho người học, góp phần động viên, khuyến khích cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng.

ĐVT: %

Hình 3.5: Cơ cấu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực QLNN huyện Bình Liêu qua các năm 2014-2016

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Liêu)

Bảng số liệu 3.5 và biểu đồ hình 3.5 đã phản ánh chi tiết cơ cấu trình độ chuyên môn của nhân lực QLNN huyện Bình Liêu. Năm 2014 cơ cấu nhân lực QLNN có trình độ sau đại học là 8,3%, năm 2015 chiếm 11,9% và năm 2016 là 16,5%. Trình độ đại học, năm 2014 chiếm 79,2%, năm 2015 chiếm 78,6%, năm 2016 chiếm 78%. Trình độ cao đẳng giảm dần, năm 2014 chiếm 2,8%, năm 2015 chiếm 2,4% và năm 2016 chiếm 2,2%. Đối với trình độ trung cấp, tỷ trọng giảm rõ rệt, năm 2014 chiếm 8,3%, năm 2015 chiếm 6% đến năm 2016 còn 3,3%. Rõ ràng, chất lượng nguồn nhân lực QLNN được nâng cao về trình độ, cùng với sự phát triển của kinh tế-xã hội, NNL này đã nhanh chóng tiếp cận và cập nhật các kiến thức chuyên môn phù hợp với vị trí công việc hiện tại.

3.2.2.2. Trình độ lý luận chính trị

Cùng với khả năng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, nguồn nhân lực QLNN huyện Bình Liêu đã không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị- hành chính của mình. Qua các năm 2014-2016, trình độ lý luận tăng từ cử nhân đến cao cấp. Với vai trò và nhiệm vụ to lớn của một người cán bộ công chức, nhận thức tình hình trong nước và thế giới, đã thúc đẩy tỷ lệ nhân lực

QLNN tham gia các lớp lý luận lên đáng kể. Kết quả thống kê trình độ lý luận- hành chính của nguồn nhân lực QLNN huyện thể hiện tại bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Trình độ lý luận - chính trị của nhân lực QLNN huyện Bình Liêu qua các năm 2014-2016

Trình độ lý luận chính trị Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 Tốc độ pháttriển BQ (%) (+/-) % (+/-) % Cử nhân 1 3 7 2 200 4 133,33 264,58 Cao cấp 16 23 30 7 43,75 7 30,43 136,93 Trung cấp 18 15 12 -3 -16,67 -3 -20,0 81,65 Sơ cấp 1 3 5 2 200 2 66,67 223,61 Tổng 36 44 54 8 22,22 10 22,73 122,47

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Liêu)

Biểu đồ hình 3.6 đánh giá rõ về cơ cấu độ lý luận-chính trị của nhân lực QLNN từ năm 2014-2016. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhân lực QLNN có trình độ cao cấp chiếm tỷ trọng tăng qua các năm và giữ tỷ lệ trên 50% vào năm 2015, 2016, trình độ trung cấp chiếm tỷ trọng cao thứ hai nhưng có xu thế giảm dần, nguyên nhân là nguồn nhân lực QLNN đã tiếp tục đăng ký tham gia các lớp cao cấp, cử nhân.

ĐVT: %

Hình 3.6: Cơ cấu trình độ lý luận chính trị của nguồn nhân lực QLNN huyện Bình Liêu qua các năm 2014-2016

Có được kết quả trên là do Ban lãnh đạo huyện Bình Liêu đã luôn luôn chú trọng vào công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLNN cho địa phương. Bên cạnh đó, tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước ngày một tiến bộ, sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi mỗi cán bộ công chức QLNN phải cập nhật tình hình mới thường xuyên, liên tục, đặc biệt là những diễn biến mới của hòa bình thế giới và quốc gia nên các cán bộ, công chức QLNN phải nâng cao sự nhận thức của bản thân, sẽ truyền đạt lại cho người dân những tình hình mới đó.

3.2.2.3. Trình độ tin học - ngoại ngữ

Ngoài những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mà mỗi cán bộ QLNN được quy định làm việc theo vị trí hiện tại thì quá trình học tập và phát triển chất lượng nguồn nhân lực cấp xã còn quan tâm đến trình độ ngoại ngữ, tin học. Với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, yêu cầu mỗi cán bộ công chức QLNN phải trang bị cho bản thân những kỹ năng và tác phong làm việc với máy tính phù hợp với yêu cầu thực tế phát sinh công việc, nâng cao hiệu quả làm việc. Với lợi thế về địa hình huyện Bình Liêu giáp với Trung Quốc và có Khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô-Đồng Văn, thúc đẩy phát triển du lịch qua cửa khẩu rất lớn, Quảng Ninh là tỉnh du lịch biển nổi tiếng nên tạo thuận lợi thu hút khách quốc tế qua đường này nên phát triển các dịch vụ du lịch. Do vậy, yêu cầu đặt ra đối với các cán bộ, công chức QLNN là phải biết và sử dụng ngoại ngữ như tiếng Trung, tiếng Anh để phục vụ cho công tác đó. Kết quả thống kê trình độ tin học, ngoại ngữ như sau:

Bảng 3.7: Trình độ tin học - ngoại ngữ của nhân lực QLNN huyện Bình Liêu qua các năm 2014-2016

Số lượng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh năm 2015/2014 So sánh năm 2016/2015 Tốc độ pháttriển BQ (%) (+/-) % (+/-) % Ngoại ngữ 45 56 63 11 24,44 7 12,5 118,32 Tin học 62 75 87 13 20,97 12 16,0 118,46

ĐVT: Người

Hình 3.7: Cơ cấu trình độ tin học - ngoại ngữ của nhân lực QLNN huyện Bình Liêu qua các năm 2014-2016

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Liêu)

Bảng số liệu 3.7 và biểu đồ hình 3.7 cho thấy, qua mỗi năm, đội ngũ cán bộ QLNN tham gia chương trình đào tạo ngoại ngữ và tin học tăng. Về chứng chỉ ngoại ngữ, năm 2014 có 45 chứng chỉ, năm 2015 có 56 chứng chỉ tăng thêm 24,44% so với năm 2014. Năm 2016 có 63 chứng chỉ, tăng thêm 12,5% so với năm 2015. Về chứng chỉ tin học, năm 2014 có 62 chứng chỉ, năm 2015 có 75 chứng chỉ, tăng thêm 20,97% so với năm 2014, năm 2016 có 87 chứng chỉ, tăng thêm 16% so với năm 2015. Tốc độ phát triển số lượng chứng chỉ ngoại ngữ và tin học là 118,32% và 118,46%. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ QLNN đã thực hiện theo các thông tư đã quy định của Nhà nước nâng số người có trình độ tin học và ngoại ngữ lên đáng kể qua các năm.

3.2.2.4. Về trình độ QLNN

Trình độ quản lý nhà nước của nguồn nhân lực huyện Bình Liêu được phản ánh qua kỹ năng của đội ngũ cán bộ QLNN. Với đặc điểm NNL QLNN phục vụ hành chính công vụ nên kỹ năng thực thi công việc rất quan trọng. Bởi vì, họ phục vụ cho nhu cầu của nhân dân, dịch vụ hành chính đó được

đánh giá của cộng đồng xã hội chứ không phải là một nhóm khách hàng riêng lẻ nào. Cho nên, phục vụ nhân dân vừa là nhiệm vụ vừa là sứ mệnh của cán bộ công chức QLNN. Chính vì vậy mà kỹ năng của nguồn nhân lực QLNN rất đặc thù. Điều tra của tác giả về đánh giá sự cần thiết của các kỹ năng của cán bộ QLNN huyện Bình Liêu được thể hiện ở bảng số liệu 3.8 dưới đây:

Bảng 3.8: Kỹ năng thực hiện công việc của nguồn nhân lực QLNN huyện Bình Liêu

Tiêu chí Số người Tỷ lệ trả

lời (%) trả lời

Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 21 23.08 Hệ thống hóa các văn bản pháp luật

chuyên ngành 11 12.09

Thiết kế và tổ chức thực hiện quy chế

làm việc cá nhân 23 25.27

Tham mưu, đề xuất giải quyết công việc 11 12.09

Xử lý vi phạm hành chính 15 16.48

Giao tiếp trong hoạt động công vụ 10 10.99

Tổng 91 100

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp năm 2017)

Với các tiêu chí trên, tiêu chí về“Thiết kế và tổ chức thực hiện quy chế làm việc cá nhân” được cán bộ công chức QLNN đánh giá là 25,27%, khi phỏng vấn sâu họ cho biết, tự bản thân họ phải lên kế hoạch cho bản thân như lịch họp, lịch làm việc, tiếp dân, nội quy, quy định, thời gian và tiến độ hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao. Như vậy đội ngũ này có ý thức trách nhiệm công việc của mình.

Tiêu chí thứ hai: “Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch” công việc chiếm 23,08%. Đặc điểm của nguồn nhân lực QLNN là phụ thuộc vào mệnh lệnh và chỉ đạo của cấp trên nên họ hoàn toàn phải chủ động xây dựng kế hoạch làm việc cho mình sao cho hợp lý nhất.

Tiêu chí thứ ba: “Xử lý vi phạm hành chính”, chiếm 16,48%. Đây là kỹ năng cần sự linh hoạt, mềm dẻo, bởi nó phát sinh khi công dân đến làm việc với đội ngũ nguồn nhân lực QLNN ở cơ quan công quyền. Xử lý êm thấm, hợp ý với nhân dân là kỹ năng cần học tập và trau dồi cả kiến thức và vốn hiểu biết xã hội.

ĐVT: %

Hình 3.8: Đánh giá kỹ năng của nguồn nhân lực QLNN huyện Bình Liêu

(Nguồn: Tác giả điều tra và tổng hợp năm 2017)

Tiêu chí thứ tư là kỹ năng “Hệ thống hóa các văn bản pháp luật chuyên ngành” chiếm 12,09%. Đây là kỹ năng trong công việc thể hiện trong công tác đọc, xử lý công văn đến và đi, các tài liệu của cấp trên gửi xuống chỉ đạo thực hiện,…nguồn nhân lực QLNN cần vốn kiến thức chắc chắn mới có thể làm tốt được kỹ năng này.

Tiêu chí thừ năm là “tham mưu, đề xuất giải quyết công việc” chiếm 12,09% và kỹ năng “giao tiếp trong hoạt động công vụ” chiếm 10,99%. Kỹ năng tham mưa rất quan trọng, vì cán bộ công chức QLNN hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, lắng nghe mong muốn, nguyện vọng của người dân nên sẽ tham mưu cho lãnh đạo của mình về những cải tiến quy trình làm

việc, những vấn đề nổi cộm cần ưu tiên giải quyết. Bên cạnh đó, kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mềm như những biểu hiện hành vi, thái độ, phong cách làm việc, lễ nghi đơn vị… mà nguồn nhân lực QLNN thể hiện khi tiếp xúc với người dân.

Nhìn chung, nguồn nhân lực QLNN của huyên Bình Liêu đã phần nào có ý thức về nâng cao kỹ năng làm việc, kỹ năng mềm, giao tiếp,…để tăng phần hiệu quả công việc, đóng góp vào sự phát triển dich vụ hành chính công vụ văn minh-hiện đại-hiệu quả.

3.2.2.5. Về thể lực

Thể lực là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có thể lực tốt để có thể có đủ sức khỏe, tiếp thu kiến thức, trình độ chuyên môn ngày càng cao, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, cống hiến năng lực, sức dẻo dai, sức bền trong công việc.

Bảng 3.9: Thể lực của nguồn nhân lực QLNN huyện Bình Liêu năm 2016

Đơn vị: % Tuổi Chỉ số BMI <30 31-40 41-50 51-60 BMI < 18,5 33,33 13,89 18,18 12,5 18,5 < BMI < 24,99 55,56 63,89 63,64 62,5 BMI > 25 11,11 22,22 18,18 25

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Bình Liêu)

Theo bảng số liệu trên, tính tại thời điểm năm 2016, đa số nguồn nhân lực QLNN có thể lực bình thường (18,5 < BMI < 24,99) chiếm tỷ trọng cao từ 55-62%. Nguồn nhân lực QLNN có thể lực gầy (BMI < 18,5) chiếm tỷ trọng cao nhất ở nhóm tuổi dưới 30. Nguồn nhân lực QLNN có thể lực béo (BMI >25) chiếm tỷ trọng cao nhất ở nhóm tuổi 51-60. Nhìn chung, thể lực của Nguồn nhân lực QLNN hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu công việc hiện tại của huyện Bình Liêu. Các nhà lãnh đạo hoàn toàn tin tưởng giao phó các nhiệm vụ công việc thuộc nền công vụ cho nguồn nhân lực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 68 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)