5. Kết cấu của luận văn
4.2.4. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng
nguồn nhân lực quản lý nhà nước
Để xây dựng nguồn nhân lực QLNN có cơ cấu đồng bộ, có chất lượng đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính; giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực là một trong những giải pháp quan trọng.
Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng là công việc thường xuyên của cơ quan quản lý nhà nước. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN không chỉ là việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ nhận thức, chuyên môn nghề
nghiệp, kỹ năng của NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức, mà việc đào tạo bồi dưỡng còn nhằm xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực QLNN trên cơ sở xác định nhu cầu của nền công vụ, năng lực của từng công chức, tiềm năng, thiên hướng của họ để hình thành đội ngũ công chức quản lý và công chức có trình độ chuyên môn cao trong nền công vụ. Do vậy, đào tạo, bồi dưỡng phải gắn với công tác quy hoạch nguồn nhân lực QLNN đã được phê duyệt, nhằm chuẩn hóa cán bộ theo ngạch và chức danh đã được quy hoạch, tránh tình trạng đào tạo tràn lan, nhằm hợp thức hóa văn bằng chứng chỉ như hiện nay.
Thứ hai, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN
một cách cơ bản, toàn diện, đồng bộ, có hệ thống; vừa đào tạo, bồi dưỡng thành thạo kỹ năng nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức công vụ cho nguồn nhân lực QLNN. Có bước đi thích hợp để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực QLNN. Kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, giữa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng về hành chính với việc cập nhật những kiến thức mới; kết hợp giữa phương pháp truyền thống với hiện đại, giữa trong nước và ngoài nước bằng nhiều phương thức, nhiều cấp độ của nền công vụ. Nhằm hướng tới nền hành chính phục vụ nhân dân, khắc phục tình trạng cửa quyền, nhũng nhiễu nhân dân, chây ỳ, chậm chạp của nguồn nhân lực QLNN, ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cần chú trọng đào tạo về kỹ năng hành chính. Chú trọng các nội dung:
+ Kiến thức pháp luật: đối với nguồn nhân lực QLNN không nắm vững pháp luật thì không thể giải quyết nhiệm vụ nhanh và hiệu quả. Trong khi đó không phải tất cả nguồn nhân lực QLNN đều được đào tạo các chuyên ngành về luật, hành chính, nhất là cán bộ, công chức hành chính ở cơ sở. Do vậy, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật là việc vô cùng cần thiết. Ngoài ra, do hệ thống pháp luật của ta chưa hoàn thiện, phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
tình hình mới. Nên việc thường xuyên cập nhật, phổ biến văn bản pháp luật là nội dung quan trọng trong chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho nguồn nhân lực QLNN.
+ Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, cùng các kỹ năng văn phòng như: soạn thảo văn bản hành chính, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc bản địa là nội dung vô cùng cần thiết trong chương trình bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN.
Thứ ba, tiến tới thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi điều động, luân chuyển hoặc bổ nhiệm các chức danh quản lý đối với nguồn nhân lực QLNN. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực QLNN mới chỉ thực hiện theo các ngạch công chức cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp. Đối với công chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó, trưởng phòng, phó giám đốc, giám đốc sở và tương đương chưa được thực hiện. Các chương trình đào tạo, bồi dưỡng thường nặng về kiến thức mà chưa quan tâm nhiều đến kỹ năng xử lý tình huống, thực hành các công việc hành chính. Việc đào tạo "tiền bổ nhiệm, điều động, luân chuyển" nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản cho người sắp được giao nhiệm vụ biết chức danh đó là gì và họ sẽ phải làm gì? Nhất là đối với "cơ chế điều động, luân chuyển" hiện nay, nếu nguồn nhân lực QLNN không được đào tạo bồi dưỡng trước thì họ sẽ mất thời gian khá lâu để làm quen với công việc mới, lĩnh vực mới; và như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công vụ nói chung.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nguồn nhân lực QLNN của tỉnh theo hướng chế độ đãi ngộ phải phù hợp với thực tế, nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nguồn nhân lực QLNN an tâm học tập, khuyến khích, động viên họ học tập đạt kết quả tốt nhất.
Thứ năm, đẩy mạnh việc thực hiện chính sách luân chuyển công chức hành chính cấp huyện về đảm nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở theo chủ trương chung, để số nguồn nhân lực QLNN này vừa có điều kiện tiếp cận nắm bắt tình hình thực tiễn, học từ thực tiễn và vừa giúp những cơ sở còn thiếu cán bộ.
Thứ sáu, đa dạng hóa các hình thức đào tạo chính quy tập trung, không tập trung, tại chức... nhưng phải bảo đảm chất lượng đào tạo. Chú trọng hình thức đào tạo thường xuyên, liên tục nhằm kịp thời cập nhật, bổ sung kiến thức cho nguồn nhân lực QLNN. Thực hiện chế độ đào tạo định kỳ bắt buộc hàng năm đối với nguồn nhân lực QLNN. Cơ quan quản lý nguồn nhân lực QLNN phải có kế hoạch luân phiên cử cán bộ, công chức đi đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu công việc.