Đối với huyện Bình Liêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 110)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Đối với huyện Bình Liêu

- Tập trung quán triệt nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức QLNN và cụ thể hoá các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cán bộ, công chức.

Hai là, tuyển dụng cán bộ, công chức phải đúng quy trình, dân chủ, công khai. Tập trung đổi mới chế độ thi tuyển cán bộ, công chức theo hướng “công khai, dân chủ, minh bạch” đáp ứng các tiêu chí của cán bộ, công chức trong tình hình mới, đảm bảo tuyển chọn đúng nhân tài phục vụ đất nước. Cần khắc phục tình trạng thi tuyển hình thức. Chú trọng lựa chọn cán bộ, công chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp đại học có phẩm chất đạo đức tốt, thực sự tâm huyết với sự nghiệp đổi mới đất nước và phải tạo điều kiện cho họ rèn luyện.

Ba là, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình đào tạo cán bộ, công chức theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, ưu tiên cho đào tạo chính quy, nhất là cấp cơ sở. Tập trung bồi dưỡng lý luận chính trị, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; trình độ văn hoá, chuyên môn, kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lí; năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; khả năng tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; ý thức tham gia đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải luôn gắn sát với yêu cầu, nhiệm vụ thực tiễn đặt ra hiện nay và đảm bảo đúng quy trình, cơ cấu, số lượng.

Bốn là, xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ tương xứng với cán bộ, công chức. Đây là giải pháp vừa khuyến khích, động viên cán bộ, công chức cống hiến tài năng cho Tổ quốc, vừa giúp họ có điều kiện chăm lo cho xây dựng và phát triển cuộc sống gia đình bền vững và thu hút được nhân tài vào đội ngũ cán bộ, công chức. Do vậy, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, đề xuất chính sách tiền lương theo hướng nâng cao mức sống của cán bộ, công chức; các chính sách khác bảo đảm cho đội ngũ cán bộ, công chức vừa phát huy hiệu quả trong công tác, vừa nâng cao mức sống gia đình.

Năm là, nâng cao hiệu quả của việc thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, nhất là giám sát của nhân dân, của các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Để thực hiện tốt vấn đề này đòi hỏi cần nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức và hiện thực hoá trong thực tiễn. Cần bổ sung thêm trong quy chế cán bộ, công chức ở từng cấp: định kỳ hoặc đột xuất phải đối thoại trực tiếp với nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm trực tiếp của nhân dân đối với cán bộ, công chức, đặc biệt là đối với cán bộ, công chức ở cấp cơ sở. Chú ý với những cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không được quần chúng tín nhiệm, vi phạm pháp luật, kỷ luật thì phải có quy định bãi miễn, xử lý nghiêm và công khai trước công luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực quản lý nhà nước huyện bình liêu, tỉnh quảng ninh (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)