5. Kết cấu của luận văn
3.3. Đánh giá các chính sách liên quan đến pháttriển NNL quản lý nhà
nước của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện trong giai đoạn vừa qua
Chính sách cán bộ là hệ thống các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ nguồn nhân lực QLNN; là công cụ và các giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ, có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của mỗi thời kỳ cách mạng. Chính sách cán bộ bao gồm: chính sách đào tạo - bồi dưỡng, chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách đảm bảo lợi ích và động viên tinh thần cán bộ. Đây là chính sách cơ bản nhằm chuyển biến chất lượng nguồn nhân lực QLNN trong thời kỳ mới.
Những chính sách mà tỉnh Quảng Ninh ban hành và huyện Bình Liêu thực thi là:
Công văn số 1970/SNV-CCVC ngày 17/11/2016 của Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh về việc đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP; Nghị định số 26/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 01/2015/TTLT-BNV-BTC ngày 14/4/2015 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ; Nghị định số 26/2015/NĐ-CP ngày 09/3/2015 của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội và tình hình triển khai thực hiện của huyện.
Quyết định số 577/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 24 tháng 2 năm 2017 về việc thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ giải quyết chính sách tin giản biên chế theo nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ.
Quyết định số 293/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 30 tháng 1 năm 2015 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng và phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020.
Quyết định số 2704/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh ngày 17/11/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Kết luận số 64-KL/TU ngày 04/9/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập hội đồng thẩm định đề án đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng, phát triển toàn diện nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh.
Quyết định số 1275-QĐ/TU ngày 20/11/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về quy chế quản lý tổ chức và cán bộ;
Quyết định số 858/2014/QĐ-UBND ngày 06/5/2014 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy chế phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc UBND tỉnh Quảng Ninh;
Nghị quyết số 62/2012/NQ-HĐND ngày 11/7/2012 của HĐND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài tỉnh Quảng Ninh;
Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh Quảng Ninh về chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và thu hút nhân tài tỉnh Quảng Ninh.
Thực hiện Đề án 25 và ý kiến chỉ đạo của Huyện uỷ, các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương trong huyện đều đẩy mạnh thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế. Điển hình như xã Húc Động giảm 1 công chức (còn 22), 5 cán bộ không chuyên trách cấp xã (còn 12 người), bố trí cán bộ không chuyên trách cấp thôn theo quy định (còn 27 người); xã Tình Húc giảm 1 công chức (còn 23), 2 cán bộ bán chuyên trách cấp xã (còn 14), bố trí cán bộ không chuyên trách cấp thôn theo quy định (còn 39 người).
Huyện Bình Liêu cũng đã tiến hành nhất thể hoá các chức danh, gồm: Trưởng Ban Dân vận Huyện uỷ đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện; Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch UBND ở các xã Lục Hồn, Hoành Mô; Phó Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch HĐND ở 6 xã (Đồng Văn, Hoành Mô, Đồng Tâm, Lục Hồn, Vô Ngại, Húc Động) và thị trấn Bình Liêu.
Đối với chính sách thu hút nhân tài: Đối với diện thu hút về làm công chức xã, dự thảo đề án mới yêu cầu: Người có các trình độ đại học từ loại khá trở lên không quá 25 tuổi; thạc sĩ và tương đương không quá 28 tuổi; CB, CC, VC có trình độ đại học loại khá trở lên hoặc thạc sĩ, có kinh nghiệm từ 5 năm trở lên phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Tất cả những đối tượng này phải trong danh mục ngành, lĩnh vực, cơ sở đào tạo tỉnh cần; đồng thời đối với sinh viên đại học phải có kết quả 3 năm THPT đạt loại khá trở lên, đối với trình độ sau đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên. Về diện thu hút làm CC, VC cấp huyện, cấp tỉnh gồm: Người có trình độ thủ khoa đại học tại các cơ sở đào tạo trong nước không quá 25 tuổi; người tốt nghiệp đại học loại giỏi trong và ngoài nước không quá 25 tuổi; bác sĩ đa khoa 6 năm tốt nghiệp loại khá trở lên không quá 26 tuổi; bác sĩ nội trú không quá 28 tuổi; thạc sĩ và tương đương không quá 28 tuổi; tiến sĩ và tương đương không quá 35 tuổi. Theo đó, tất cả các đối tượng này phải trong danh mục ngành, lĩnh vực, cơ sở đào tạo tỉnh cần. Đồng thời với sinh viên đại học phải có kết quả 3 năm THPT loại giỏi, đối với trình độ sau đại học phải có bằng tốt nghiệp đại học loại khá trở lên.
Chính sách cán bộ còn là yếu tố rất quan trọng trong thúc đẩy nguồn nhân lực QLNN phấn đấu học tập vươn lên. Trong thời đại ngày nay, việc học tập, học tập suốt đời, người người học tập, gia đình học tập, xã hội học tập vì sự tồn tại, phát triển của cá nhân, gia đình, của cộng đồng là một tất yếu của xã hội tiến bộ. Đối với người nguồn nhân lực QLNN, điều đó càng là đương
nhiên và là điều bắt buộc, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy, nhiều cán bộ có hạn chế về trình độ học vấn và năng lực chuyên môn nhưng lại ngại học tập, lười học, không chịu phấn đấu vươn lên… Điều đó do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ chính sách cán bộ chưa thỏa đáng, hợp lý.