5. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về công tác pháttriển nguồn nhân lực quản lý
nhà nước cho huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành về vai trò, tác dụng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức để có những nỗ lực cần thiết và biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác này.
Thứ hai, xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực huyện Bình Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; cụ thể hóa bằng kế hoạch hàng năm để phát triển nguồn nhân lực QLNN gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Thứ ba, có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo hợp lý nâng cao trình độ mọi mặt cho NNL quản lý nhà nước; xây dựng Quy chế quản lý và sử dụng nguồn nhân lực theo hướng vừa thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua hình thức thi tuyển (áp dụng như tỉnh Quảng Ninh đang triển khai thực hiện), vừa ưu tiên xét tuyển tạo nguồn nhân lực tại chỗ là người dân tộc thiểu số để giải quyết việc làm cho người lao động và cần có những khóa học đào tạo ban đầu, đào tạo dài hạn, và sau đó chú trọng mở các khóa đào tạo ngắn hạn vài ngày, một vài tuần nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực làm việc cho NNL quản lý nhà nước tại địa bàn các xã trong huyện.
Thứ tư, có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tương xứng và phù hợp với năng lực làm việc của NNL quản lý nhà nước. Quan tâm đến những nhu cầu văn hóa, tinh thần động viên, khuyến khích kịp thời cá nhân có nhiều cống hiến cho địa phương.
Thứ năm, tại cơ quan quản lý nhà nước áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng dịch vụ hành chính công, theo đó chất lượng NNL quản lý nhà nước phải được phát triển tương xứng về số lượng và chất lượng.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU