7. Cấu trúc
2.1. Giới thiệu về Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thủ
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Chi Nhánh Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đô thành lập ngày 17/11/2010 tại thôn Xuân Nộn - xã Xuân Nộn - huyện Đông Anh - Hà Nội.
Công ty chuyên phân phối các sản phẩm đến từ Unilever và sữa cô gái Hà Lan Friesland Campina, hoạt động trên địa bàn khu vực Hà Nội- Bắc Sông Hồng (Long Biên - Gia Lâm - Đông Anh - Sóc Sơn). Năm 2012, công ty mở thêm một của hàng bán buôn, bán lẻ ở Nguyễn Văn Cừ, Long Biên và chợ Sủi, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Trong khóa luận này, em sẽ chỉ tập trung làm rõ kênh phân phối của công ty đối với riêng ngành hàng của hãng Unilever.
Logo:
Hình 2.1. Logo Chi Nhánh Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đô
Chi Nhánh Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đô có logo với biểu tượng Thánh Gióng, hình ảnh lịch sử gắn liền với địa phương Sóc Sơn. Trong tín ngưỡng và văn hóa của người Việt Nam, Thánh Gióng thể hiện tinh thần và sức mạnh của người Việt trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa hướng lên trời thể hiện sự tiến lên mạnh mẽ của công ty, tức là tiếp tục phát huy những giá trị kinh tế công ty đã và đang tạo dựng, không ngừng đổi mới, tiếp thu và cải tiến công nghệ cũng như đóng góp cho sự phát triển kinh tế của địa phương. Lãnh đạo và nhân sự luôn tràn đầy sức mạnh và nhiệt huyết trong công việc, luôn hướng đến những điều tốt đẹp và phát triển về phía trước.
Khẩu hiệu của công ty là “TIẾN LÊN”. Năm 2017, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công khi đã xây dựng được mô hình và hạ tầng của Nhà Phân Phối Chuyên Nghiệp khu vực Hà Nội - Bắc sông Hồng, đạt được các yêu cầu do Unilever đề ra.
- Tình hình cơ sở vật chất
Văn phòng và kho của công ty được đặt tại thôn Xuân Nộn, trên khu đất có diện tích 7000 m2. Kho được xây dựng theo tiêu chuẩn kho bãi của Unilever với tưởng và rào bao quanh, có mái che cách nhiệt, đảm bảo chống chọi được với khí hậu thất thường, nóng ẩm và có mưa bão của miền Bắc. Ngoài ra, văn phòng công ty được trang bị đầy đủ thiết bị như máy in, máy tính, hotline, phần mềm quản lí kho, phòng họp và các phòng chức năng khác. Tất cả cơ sở vật chất kể trên phục vụ cho công tác sao in đơn hàng, kiểm kê kho bãi, và các hoạt động nội bộ của công ty. Thêm vào đó, công ty đã đầu tư một đội xe ô tô có trọng tải từ 3- 3,5 tấn gồm 20 chiếc để phục vụ công tác vận tải hàng hóa. Các xe đều được trang trí logo the quy định của hãng Unilever.
Ngoài ra, nhân viên công ty tùy thuộc vào bộ phận phụ trách sẽ có đồng phục thích hợp. Nhân viên văn phòng (bộ phân tài chính kế toán, nhân sự) có đồng phục công sở, biển tên nhân viên, và logo Unilever trên áo. Nhân viên bán hàng và nhân viên giao vận được trang bị tablet có cài phần mềm quản lí do Unilever cung cấp, đồng phục và balo của Unilever. Nhìn chung, cơ sở vật chất của công ty đều được đồng bộ hóa và đáp ứng tốt nhu cầu công việc.
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi Nhánh Công Ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Thủ Đô
(Nguồn: Phòng Hành Chính Nhân Sự)
Cụ thể, tổng số nhân sự của công ty là 150 người. Lao động nam chiếm 70%, chủ yếu làm việc trong bộ phận kho vận. Lao động có trình độ Cao đẳng- Đại học chiếm 15% (làm việc trong bộ phận bán hàng, lên đơn và phòng nhân sự, kế toán), lao động nghề qua đào tạo (lái xe) cũng chiếm khoảng 15%, còn lại là lao động phổ thông (số liệu trích từ phòng hành chính nhân sự)
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu lao động phân theo trình độ năm 2018
(Nguồn: Người viết tự trình bày)
■ Đại học, Cao đẳng Hnghe qua đào tạo ■ phổ thông
Biêu đô 2.2. Cơ câu lao động phân theo giới tính năm 2018
(Nguôn: Người viết tự trình bày)
■ Nam ■ Nữ
- Sơ đồ sản phẩm của Unilever được phân phối tại công ty
thông qua kênh phân phối là Ngành hàng thực phẩm, Ngành hàng Chăm sóc gia đình và Ngành hàng chăm sóc cá nhân.
Ngành hàng thực phẩm bao gồm các loại sản phẩm như trà, gia vị thực phẩm, kem,.. Riêng với nhãn hàng kem Wall không được phân phối theo kênh phân phối truyền thống (không thông qua nhà phân phối Thủ Đô)
Ngành hàng Chăm sóc gia đình gồm các loại sản phẩm hóa chất tẩy rửa bồn cầu, nước rửa bát, nước giặt, bột giặt, nước xả vải,...
Ngành hàng Chăm sóc cá nhân gồm các hóa mỹ phẩm như sữa rửa mặt, sữa tắm, kem dưỡng, kem đánh răng,... Dưới đây là sơ đồ các ngành hàng được phân phối tại Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thủ Đô
Hình 2.2. Các nhãn hiệu thuộc Ngành hàng thực phẩm của Unilever được phân phối tại Việt Nam (Nguồn: website Unilever Việt Nam)
Hình 2.3. Các nhãn hiệu thuộc Ngành hàng Chăm sóc gia đình của Unilever được phân phối tại Việt Nam (Nguồn: website Unilever Việt Nam)
Chỉ tiêu Mã
số 2018 2017 2016
Hình 2.4. Các nhãn hiệu thuộc Ngành hàng Chăm sóc cá nhân của Unilever
được phân phối tại Việt Nam (Nguồn: website Unilever Việt Nam) - Đặc điểm khách hàng và đối thủ cạnh tranh của công ty
Kênh phân phối của Unilever Việt Nam được chia theo quy mô khách hàng: Kênh siêu thị: Thành viên (nhà phân phối) kênh này sẽ phân phối hàng cho các siêu thị như BigC, Vinmart +,... trong địa bàn của họ với chiết khấu theo chính sách của Unilever Việt Nam
Kênh bán lẻ: Các nhà phân phối của kênh này sẽ phân phối hàng hóa cho các cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, nhà bán lẻ trong vùng. Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp Thủ Đô là thành viên của kênh phân phối này, vì thế khách hàng chủ yếu là các của hàng bán lẻ.
về đối thủ cạnh tranh, nhờ có chính sách của Unilever Việt Nam trong việc phân chia khu vực hoạt động, các nhà phân phối gần như không có sự cạnh tranh địa bàn lẫn nhau. Tuy nhiên, vì mức doanh số hãng áp xuống thường dựa trên lịch sử nhập hàng và cao hơn so với năng lực nhà phân phối, một số trong đó có thể “bán chảy máu” (bán cho khách hàng với mức chiết khấu tốt hơn chính sách cho phép để đảm bảo mục tiêu doanh số. Phần chiết khấu chênh lệch do nhân viên bán hàng hoặc nhà phân phối tự bù cho khách hàng) ra bên ngoài, cụ thể là cho kênh Trong khi không có sự cạnh tranh theo chiều ngang diễn ra giữa các thành viên cùng cấp trong kênh phân phối, thị trường lại chứng kiến sự cạnh tranh theo chiều dọc giữa các thành viên trong cùng một kênh. Các nhà buôn vừa là khách hàng của công ty, cũng vừa là đối thủ cạnh tranh với chính công ty Thủ Đô nếu họ hoạt động trên cùng một địa bàn và bán các sản phẩm giống nhau. Thậm chí, nếu các nhà buôn tìm được đầu mối nhập hàng trực tiếp từ hãng, hoặc nhà phân phối đồng ý liên kết với nhà buôn tại một số thời điểm trong năm theo liên kết hai bên đều có lợi, nhà buôn có thể tạm coi là thành viên cùng cấp với nhà phân phối Thủ Đô.