LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CỦA HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠ

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 32 - 33)

THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Mô hình NQTM bắt đầu phát triển mạnh sau chiến tranh thế giới thứ II với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ. Đặc trưng của phương thức kinh doanh này đó là sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ. Nhượng quyền thương mại bắt đầu lan rộng từ Mỹ sang các nước Tây Âu đặc biệt trong lĩnh vực thức ăn nhanh, khách sạn-nhà hàng khiến Văn hóa nhượng quyền bùng nổ trên nhiều khu vực.

Tại Đông Nam Á, trước xu thế toàn cầu hóa, NQTM du nhập và phát triển tại các quốc gia nơi đây. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức này, Singapore cũng có các chính sách tương tự hướng đến các lĩnh vực trọng yếu như giáo dục, y tế, du lich[11]. Việt Nam cũng không nằm ngoài sức ảnh hưởng của mô hình nhượng quyền. Sự hình thành nhượng quyền tại nước ta có thể kể đến những mốc thời gian như sau: Trước năm 1975, phương thức NQTM lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam. Tuy nhiên, gắn với yếu tố lịch sử, hoạt động nhượng quyền nhưng giới hạn ở việc chuyển nhượng QTM đối với một số thương hiệu trạm khí đốt của Mỹ như Mobil, Esso và của Anh/Hà Lan như Shell [12]. Từ năm 1990-2006: NQTM một lần nữa xuất hiện tại Việt Nam, do chính những người Việt Nam ở nước ngoài mạnh dạn đầu tư bằng việc cung cấp thiết bị lọc nước [13]. Tuy nhiên, hoạt động này sớm không đem lại hiệu quả bởi tồn tại ở thị trường của một quốc gia đang vực dậy sau bom đạn rất khó khăn, doanh nghiệp áp dụng hình thức NQTM không thể đứng vững trên thị trường được. Bên cạnh việc đây là loại hình kinh doanh mới thì tại thời điểm đó, các quy định về sở hữu trí tuệ còn thiếu, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ không được bảo vệ. Các doanh nghiệp thường vi phạm quyền của các chủ thể khác. Điều này khiến các doanh nghiệp nhượng quyền lâm vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”, vì nếu không thực hiện việc nhượng quyền thì không thể phát triển được loại hình kinh doanh này, còn nếu tiếp tục triển khai hoạt động nhượng quyền thì tài sản của trí tuệ của mình sẽ bị xâm phạm. Đối với bên nhận quyền cũng vậy, nếu thực hiện viêc kinh doanh trên QTM của doanh nghiệp khác sẽ luôn bất an không biết khi nào sẽ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể nhượng

22

quyền. Không chỉ vậy, xét trên tình hình thực tiễn, mãi đến năm 1986, Việt Nam mới thừa nhận hình thức sở hữu tư nhân đối với doanh nghiệp, nên rất khó để các doanh nghiệp xây dựng được vị thế đứng của mình trên thương trường, khẳng định sức mạnh uy tín của công ty. Chính vì vậy, hoạt động NQTM trong giai đoạn này diễn ra không mấy nổi trội. Tuy nhiên, không phải không có những hoạt động tại lĩnh vục này diễn ra, trong nước đã xuất hiện những thương nhân nhượng quyền đầu tiên như Cà phê Trung Nguyên (1996); AQ Silk (2002). Các thương nhân nước ngoài cũng bắt đầu tiếp cận thị trường Việt Nam bằng các tên tuổi như KFC; Jollibee; Lotteria. Từ năm 2007- 2009: Đây được xem là giai đoạn trở lại bùng nổ của hoạt động NQTM tại Việt Nam. Sau thành công của nỗ lực trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã thực hiện các cam kết mở rộng thị trường bán lẻ, mở ra cơ hội lớn cho ngành nhượng quyền Việt Nam. Minh chứng cho thấy, trong năm 2007, có 4 doanh nghiệp nhượng quyền vào Việt Nam, khác hẳn so với năm 2006, 2005. [14]

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w