quyết theo bốn phương thức như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án. Quy định về giải quyết tranh chấp khi thể hiện trong hợp đồng NQTM thường dựa trên những thỏa thuận các bên về hình thức và địa điểm giải quyết. Nếu sau khi thực hiện việc giải quyết theo quy định của hợp đồng mà các bên không đạt được các cam kết chung thì giải quyết tại tòa án là phương thức cuối cùng, có giá trị bắt buộc. Tuy nhiên, nếu sau khi giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể theo cách thức thương lượng thì mối quan hệ giữa các bên sẽ càng được củng cố hơn nữa thông qua những thấu hiểu và sự gắn kết là mục tiêu chung thúc đẩy sự phát triển của quyền thương mại và đạt được lợi nhuận cao.
1.5.3.6. Quy định pháp luật về mối liên quan giữa pháp luật cạnh tranh vànhượng nhượng
quyền thương mại
Hành vi cạnh tranh tồn tại ở mọi hoạt động thương mại. Đặc biệt, tính đặc thù của hoạt động NQTM thể hiện ở việc chia sẻ QTM giữa các chủ thể tham gia quan hệ đã khiến cho BNQ gặp nhiều rủi rõ hơn và BNhQ buộc phải chịu những kiểm soát nhất định. Sự cạnh tranh trong hoạt động nhượng quyền tồn tại trong nhiều quan hệ khác nhau như BNQ với đối thủ cạnh tranh; BNhQ và BNQ; các bên nhận quyền trong cùng hệ thống sử dụng QTM Với tư cách là chủ sở hữu của QTM, BNQ tất yếu phát sinh nhu cầu bảo vệ QTM một cách tối đa nhất. Chính vì vậy, trước những thỏa thuận trong
34
hợp đồng và thực tế thực thi trách nhiệm các bên, pháp luật cạnh tranh có sức ảnh hưởng nhất định đến hoạt động NQTM và pháp luật NQTM. Ngoài ra, với mục đích tối ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh đã khiến các bên trong quan hệ nhượng quyền áp đặt những quy định hạn chế cạnh tranh. Các quy định pháp luật về mối liên quan giữa hai hệ thống pháp luật này như các quy về việc duy trì tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống nhượng quyền hay các điều khoản liệt kê những hành vi có dấu hiệu hạn chế cạnh tranh nhưng không vi phạm pháp luật cạnh tranh.