Những vướng mắc còn tồn tại

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 82 - 86)

Với những thực trạng quy định pháp luật NQTM Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật đã phân tích, có thể thấy pháp luật NQTM tại nước ta còn nhiều hạn chế mà hệ quả của những yếu điểm đó thể hiện ở những tranh chấp còn tồn tại và xảy ra thường xuyên. Trong quá trình làm khóa luận, tác giả rút ra những nhược điểm còn tồn tại ở pháp luật NQTM như sau:

(a) Pháp luật NQTM mới chỉ bao quát những vấn đề cơ bản: khái niệm nhượng quyền

thương mại; hình thức hợp đồng nhượng quyền thương mại, quyền và nghĩa vụ

của các

bên; nhượng quyền cho bên thứ ba. Với 8 điều khoản quy định trong LTM 2005, NĐ

35/2006/NĐ-CP và TT 09/2006 cùng những quy định rải rác tại các văn bản

pháp luật

71

điểm của tác giả khóa luận, đây chưa phải là định nghĩa chuẩn xác, chưa làm rõ toàn bộ nội dung chung của hoạt động nhượng quyền và còn nhiều nhược điểm, phương pháp liệt kê các điều kiện phần nhiều nêu về quyền của BNQ. Vì vậy, định nghĩa mà LTM 2005 đưa ra còn có phần chưa rõ ràng, cụ thể, dễ gây ra tình trạng mâu thuẫn trong cách lý giải pháp lý

(c) Bản chất của quan hệ NQTM có sự bình đẳng chỉ ở mức tương đối giữa các chủ thể. BNhQ với đặc tính phải nhận sự kiểm soát của BNQ nên rất dễ phát sinh trường

hợp BNQ lợi dụng quyền lực, sự tín nhiệm để thao túng hoạt động kinh doanh của

BNhQ nhưng không phải chịu trách nhiệm với nguồn tài chính của đối tác, độc quyền

làm gia tăng tính phức tạp và nguy cơ nảy sinh tranh chấp cao trong quan hệ NQTM.

Như vậy, quyền lợi của BNhQ cho dù được pháp luật quy định cụ thể nhưng lại không

có thực quyền được bảo vệ. Cùng với đó, những chế định về quyền lợi của

BNhQ còn

khá sơ sài, nếu không được thực thi một cách hợp lý thì quyền lợi của BNhQ rất

dễ bị

xâm phạm.

(d) BNQ và nhận quyền đều có mục đích chung đó là đạt được những lợi ích kinh doanh nhất định. Người tiêu dùng chính là yếu tố mà các bên hướng đến. Tuy nhiên,

pháp luật chưa có những phân định rõ ràng trách nhiệm của BNQ và BNhQ

trong vấn

đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Do cùng kinh doanh dưới QTM chung nên các

bên phải liên đới chịu trách nhiệm trong những trường hợp nào? Nếu BNhQ

tuân thủ

72

sau khi cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh”. Trong khi chủ thể của hoạt động NQTM là thương nhân, tức bao gồm cả thể nhân và pháp nhân đáp ứng đủ điều kiện trở thành thương nhân. Như vậy nếu thương nhân là thể nhân trong quan hệ NQTM sẽ không chịu sự điều chỉnh của điều luật này. Cùng với đó, LTM 2005 quy định một trong các nghĩa vụ của BNQ đó là cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống NQTM cho BNhQ (khoản 1 điều 287), đây là nghĩa vụ đầu tiên mà BNQ phải thực hiện theo quy định của Nhà nước. Tuy nhiên, tại NĐ 35/2006, nhà làm luật lại quy định hành vi bắt buộc này là “trách nhiệm” của BNQ trong điều 8- trách nhiệm cung cấp thông tin của BNQ. Trách nhiệm theo thuật ngữ pháp lý được hiểu là những việc phải làm và bao hàm việc nhận sự đánh giá, phán xét thậm chí cả trừng phạt về mặt pháp lý và đạo đức đối với những hệ quả đó. Nghĩa vụ chỉ là những việc phải làm và có nội hàm hẹp hơn trách nhiệm. Chính vì vậy việc quy định trong luật và văn bản hướng dẫn có sự khác biệt sẽ dẫn đến những lý giải pháp luật không đồng nhất. Không chỉ vậy, NĐ còn quy định trách nhiệm cung cấp thông tin đối với bên dự kiến nhận quyền, trong khi trong văn bản luật gốc chưa đề cập đến hành vi này, bởi lẽ những quy định trong LTM 2005 quy định về một quan hệ nhượng quyền đã được xác lập, chủ thể là bên nhượng quyền và bên nhận quyền đã được xác định, chứ không phải những quy định của quá trình tiền quan hệ.

(g) Quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM còn chưa thực sự hợp lý. Theo đó, NĐ 35/2006/NĐ-CP quy định BNhQ có quyền đơn phương chấm dứt hợp

đồng NQTM trong trường hợp BNQ vi phạm nghĩa vụ được quy định. Như vậy, dù

với nguyên nhân khách quan hay chủ quan, mức độ vi phạm nặng hay nhẹ, cơ

bản hay

không, BNhQ đều có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Quy định này khiến việc

đơn phương chấm dứt hợp đồng có nguy cơ diễn ra vô lý, ảnh hưởng đến hệ thống

73

hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản”. Vi phạm cơ bản được định nghĩa tại khoản 13 điều 3 LTM 2005: “là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.”

BNQ được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng trong bốn trường hợp được liệt kê tại khoản 2 điều 16 NĐ 35/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, NĐ không hề nêu rõ trường hợp nếu BNhQ vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng nhượng quyền, BNQ cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mà chỉ quy định trường hợp BNhQ vi phạm pháp luật nghiêm trọng và nếu BNhQ không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng.

Ngược lại, dù tương đối có nhiều trường hợp cho phép BNhQ đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM, song lại chưa giải quyết được trường hợp khi BNQ thay đổi nội dung kinh doanh, điều chỉnh quyền thương mại của mình mà BNhQ cảm thấy không còn phù hợp với mong muốn, phương án vận hành hoạt động của mình trong khi hợp đồng NQTM còn hiệu lực thì có được đơn phương chấm dứt hợp đồng NQTM với BNQ hay không.

(h) Pháp luật NQTM cũng không đưa ra những chế định về vấn đề nếu cả BNQ và BNhQ ký hợp đồng nhượng quyền với mục đích tránh sự kiểm soát của Nhà nước

trong quá trình độc chiếm thị trường hoặc vi phạm pháp luật cạnh tranh.

(i) Hiện nay, hệ thống pháp luật nhượng quyền nước ta chưa có bất kỳ văn bản

pháp lý

chính thức nào đưa ra đối với sự vi phạm trong lĩnh vực nhượng quyền. Hoạt động

thương mại đặc thù có sự tham gia của nhiều chủ thể và kết hợp nhiều loại hành vi

thương mại. Vì vậy việc xảy ra vi phạm trong hoạt động này sẽ ảnh hưởng đến nhiều

loại hình kinh doanh khác nên khi không có một khung pháp lý chế tài cụ thể,

các nhà

74

quyền, áp dụng quy định triển khai thực hiện kế hoạch rà soát, thống kê số lượng và đánh

giá tình hình hoạt động chung tại quốc gia. Việc thiếu sự tổng hợp sẽ ảnh hưởng đến quá

trình hành pháp tại lĩnh vực này, tạo điều kiện cho nhiều cơ sở lách luật bởi ngay từ đầu không được xác lập tư cách chủ thể một cách hợp pháp, gây liên lụy đến quyền và nghĩa

vụ của nhiều chủ thể khác. Cùng với đó, Nhà nước khi không kiểm soát triệt để sẽ không

nắm rõ được tình hình hoạt động nhượng quyền thực tế, từ đó đưa ra những sách lược điều chỉnh hoạt động lệch lạc, sai lầm.

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w