Thực tiễn thi hành pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền thương mạ

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 71)

TẠI VIỆT NAM - ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN HÀNH

2.2.1. Thực tiễn thi hành pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Từ năm 2006, pháp luật Việt Nam về cơ bản đã xây dựng một khung pháp lý NQTM điều chỉnh những nội dung trọng yếu nhất của lĩnh vực này. Những quy định pháp lý được ban hành cho thấy sự cố gắng của nhà làm luật Việt Nam cũng như Nhà nước để tạo nên một hành lang pháp lý cho một hoạt động thương mại tiềm năng nhưng còn khá mới đối với quốc gia ta vào giai đoạn lúc bấy giờ. Tính đến thời điểm này đã là mười lăm năm hoạt động nhượng quyền được điều chỉnh dưới các chế định pháp lý cơ bản và trên thực tế, hoạt động thương mại đặc thù này không có những biến tướng đột ngột khiến khung pháp lý nhượng quyền không thể kiểm soát. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy dù tiếp cận với phương thức kinh doanh nhượng quyền mới lạ, song pháp luật Việt Nam đã làm rất tốt khi kiểm soát được hầu hết các khía cạnh quan trọng của lĩnh vực này. Cùng với đó, thời gian mười lăm năm của các chế định pháp luật nhượng quyền đã minh chứng cho sự ổn định của không gian nhượng quyền nói riêng và tính an toàn của thị trường Việt Nam nói chung.

Hiện nay, trước những diễn biến của thị trường và nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 như “sợi xích nặng” kéo lùi sự phát triển của nhân loại, chưa kể quá trình khắc phục khủng hoảng hậu biến cố này khiến việc giao thương gặp nhiều khó khăn, thậm chí ranh giới giữa các quốc gia một lần nữa phải tái thiết lập. Với tình trạng chưa có phương thức kiểm soát rõ ràng và hiệu quả, hoạt động nhượng quyền là một trong những loại hình kinh doanh gánh chịu hậu quả nhiều nhất. Chính vì vậy việc xem xét diễn biến thực tiễn hoạt động NQTM dưới sự điều chỉnh của pháp luật như thế nào là vấn đề cần thiết để ghi nhận, đánh giá những thành tựu mà việc thi hành pháp luật nhượng quyền đã đạt được, trả lời cho câu hỏi liệu pháp luật lĩnh vực này có còn phù hợp với những biểu hiện mới của thời cuộc hay không.

2.2.1.1. Thực tiễn thi hành pháp luật về chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyềnthương mại thương mại

Tương ứng với mô hình nhượng quyền và quốc tịch của các bên, chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền ở cả hai vị trí pháp lý bên nhượng quyền và bên nhận quyền

55

đều có thể là thương nhân nội địa hoặc thương nhân nước ngoài. về cơ bản, các chủ thể trong quan hệ nhượng quyền đều đáp ứng tiêu chí thương nhân khi thực hiện đúng các thủ tục thành lập hợp pháp (đối với tổ chức kinh tế) và đăng ký kinh doanh (đối với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên) theo đúng quy định của pháp luật. Tại trang thông tin của Bộ Công thương, ngay chính thiết kế bảng thông tin chủ thể nhượng quyền cũng được thể hiện vị trí pháp lý của BNQ, đó là “Tên công ty”, cùng với đó, các chủ thể nhượng quyền tại nước ta đều là thương nhân thể hiện thông qua các kí tự công ty như “Co.” (Corporation); “Ltd” (Limited Liability Company); “Inc” (Incorporated); “TNHH” (Trách nhiệm hữu hạn); “CP” (Cổ phần)... chứng tỏ quy định chặt chẽ của pháp luật nước ta khi chỉ cho phép thương nhân mới được tham gia hoạt động thương mại đặc thù này. Nhờ sự quy định cụ thể tại khâu đầu khi xác lập vị trí pháp lý và khâu cuối khi tuyên bố tư cách bên nhận quyền/ nhượng quyền chính thức thông qua các thủ tục đăng ký đáp ứng điều kiện được luật định, chủ thể của quan hệ nhượng quyền thương mại được công nhận tư cách thương nhân và được pháp luật bảo vệ quyền lợi tương đương với vị trí pháp lý của mình. Sự bình đẳng trong tư cách pháp lý là công cụ đắc lực trong việc thể hiện bản chất của hoạt động thương mại này đó là các bên tự tiến hành hoạt động kinh doanh.

Các chủ thể tham gia trong quan hệ nhượng quyền thương mại đa dạng. Bên cạnh các doanh nghiệp nội địa hoạt động tại các lĩnh vực đa dạng, Việt Nam đón nhận rất nhiều nhà nhượng quyền nước ngoài. Dựa trên thống kê của Bộ Công thương, các chủ thể nước ngoài nhượng quyền vào nước ta khá đa dạng, chủ yếu đến từ các quốc gia khác nhau như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Philippin, Trung Quốc.. .Ngoài ra, Việt Nam cũng tiếp nhận quyền thương mại từ các khu vực có sự phân tách địa chính trị như Đài Loan, Vương quốc Anh, Barbados, Cộng hòa Xlovakia, Ireland, Quần đảo Vơ-gin-ni-a (Anh). Không chỉ vậy, hoạt động nhượng quyền còn diễn ra giữa thương nhân nhận quyền nước ta với các chủ thể là sự liên kết các quốc gia khác như Đài Loan và Trung Quốc; Nhật Bản và Singapore; Anh và xứ Wales[18]. Đây là dấu hiệu tích cực mở rộng quan hệ thương mại cũng như cho thấy sự linh hoạt trong các quy phạm pháp lý Việt Nam về chủ thể nhượng quyền thương mại.

56

Với hai mô hình nhượng quyền trực tiếp và gián tiếp diễn ra tại Việt Nam, hoạt động NQTM trở lên đa dạng các chủ thể tham gia hơn. Trên thực tế, hoạt động nhượng quyền trực tiếp có phần phổ biến và được ưa chuộng hơn tại nước ta. Bởi lẽ đây là mô hình nhanh gọn, thương nhân nhận QTM trực diện tiếp cận mô hình kinh doanh và đối tác nhượng quyền của mình, nhận những hỗ trợ trên nhiều phương diện từ chính chủ thể sở hữu quyền thương mại gốc. Vì vậy, mô hình đó chiếm được niềm tin của nhiều nhà đầu tư trong lĩnh vực này. Những doanh nghiệp lớn áp dụng mô hình nhượng quyền cấp 1 có thể kể đến như KFC, Jolibee, McDonald’s. Trong khi đó, với đặc điểm nhận quyền thông qua bên nhượng quyền thứ cấp phức tạp và không chính thống khiến nhà đầu tư e ngại. Dưới tư cách của BNQ gốc, doanh nghiệp cũng chưa thực sự tin tưởng đối tác nhận quyền sơ cấp cùng những cam kết phát triển số lượng kinh doanh của họ, khi pháp luật nhượng quyền chưa có những quy định đảm bảo rõ ràng cho quyền lợi của chủ thể nhượng quyền nếu BNhQ sơ cấp không thực hiện đủ và đúng các cam kết phát triển hoặc sự nhượng quyền chưa được chấp thuận bằng văn bản rõ ràng từ phía BNQ. Đối với hoạt động NQTM của thương nhân nước ngoài vào Việt Nam, việc kém phát triển mô hình kinh doanh theo hình thức gián tiếp lại khiến chủ thể nhượng quyền e ngại mỗi lần kí kết. Nếu đi theo đường mòn nhượng quyền trực tiếp mãi, chủ thể nhận quyền tại Việt Nam cũng không kém phần bất lợi. Theo đó, các thương nhân quốc tế cấp phép QTM cho một doanh nghiệp nội địa để phát triển hệ thống các cơ sở khác trên toàn lãnh thổ dưới hình thức tự đầu tư và kinh doanh. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của hoạt động NQTM, khiến thương nhân Việt Nam chịu phần lớn những áp lực tài chính và vận hành quản lý. Mặt khác, các bên cơ sở kinh doanh tại Việt Nam cũng không nhận được đào tạo bài bản các QTM hoàn chỉnh như hoạt động nhượng quyền mang lại. Điều này dễ dấn đến những cơ sở kinh doanh tự phát, khó kiểm soát, ảnh hưởng đến giá trị thị trường nhượng quyền của quốc gia trên trường quốc tế.

Có thể thấy thông qua mô hình nhượng quyền, tuy ở các cấp độ khác nhau, song cũng thể hiện được sự gắn bó mật thiết giữa các chủ thể trong thi hành pháp luật. Mối quan hệ gắn bó giữa BNhQ và BNQ cũng nhằm phản ánh tính chất liên kết tương hỗ của các chủ thể. Trung Nguyên Legend và Con Cưng và những vấp ngã tiêu biểu của quá trình hoạt động nhượng quyền thương mại dưới sự điều chỉnh của pháp luật,

57

thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ này. Với Trung Nguyên, sau một loạt những cơ sở nhận quyền xuất hiện, tập đoàn dù đã mở rộng phạm vi ảnh hưởng. đi đầu trong hoạt động nhượng quyền, song mặt trái của nó chính là việc nhiều nhà nhận quyền thực hiện không đúng các cam kết của nhà nhận quyền, kinh doanh các mặt hàng không có trong hợp đồng nhượng quyền, cách thức pha chế không đạt tiêu chuẩn, đội ngũ nhân viên phục vụ không tốt. Trong trường hợp của Con Cưng - doanh nghiệp bán lẻ sản phẩm mẹ và bé hàng đầu Việt Nam - các cơ sở nhận quyền của Con Cưng năm 2018 cũng nhận được bài học đắt giá khi kinh doanh bằng phương thức NQTM, đó là sự liên kết của hệ thống nhượng quyền. Nếu một BNhQ hoặc chính BNQ thực hiện không tốt việc kinh doanh của mình, đặc biệt liên quan đến những sản phẩm của QTM sẽ gây tác động đến tất cả các bên liên quan. Sau khi phát sinh vụ việc một khách hàng của Con Cưng phản ánh một trong bảy sản phẩm mua tại một cơ sở nhận quyền của Con Cưng là bộ thun bé gái dài tay có dấu hiệu bị cắt nhãn cũ và thay thế bằng nhãn CF, ghi xuất xứ Thái Lan, Bộ Công thương đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường kiểm tra toàn bộ các cửa hàng thuộc hệ thống Con Cưng [19]. Điều đáng nói ở đây đó là sau một tháng xảy ra cuộc điều tra, dù Con Cưng đã xin lỗi khách hàng, phản hồi rằng sản phẩm bị lỗi kỹ thuật, thu hồi toàn bộ lô hàng trên toàn bộ hệ thống và khách hàng đã mua sản phẩm, thậm chí ngay khi Bộ Công thương đưa ra kết luận chính thức khẳng định : “về cơ bản Con Cưng chấp hành đúng các quy định của pháp luật” thì cũng không làm giảm đi những nghi ngại của người tiêu dùng trong thị trường sản phẩm mẹ và bé vốn đã vô cùng nhạy cảm này. Hoạt động kinh doanh của toàn bộ hệ thống Con Cưng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, kế hoạch mục tiêu giảm 20%, mỗi ngày doanh thu giảm 1-2 tỷ đồng [20], khách hàng quay lưng, các nhà đầu tư nghi ngại. Như vậy, khi cùng tiến hành kinh doanh chung QTM, BNhQ và BNQ đều chịu ảnh hưởng lẫn nhau. Điều này đặt ra vấn đề khi tự mình tiến hành hoạt động kinh doanh, các bên, đặc biệt là BNhQ cũng cần triệt để vận dụng các quyền lợi ảnh hưởng đến hoạt động của mình như trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm tra, xác nhận hàng hóa kỹ lưỡng như một chủ thể kinh doanh độc lập khi thực sự tiến hành hành vi kinh doanh.

58

về cơ bản, chủ thể nhượng quyền đáp ứng tốt và đúng quy định các điều kiện để được thực hiện hành vi thương mại. Tất cả các doanh nghiệp đăng ký nhượng quyền đều có hệ thống kinh doanh trên 1 năm và thực hiện thủ tục đăng ký NQTM với cơ quan có thẩm quyền. Việc phân cấp tổ chức thực hiện đăng ký nhượng quyền theo từng khu vực, phạm vi kinh doanh đã làm giảm gánh nặng cho Bộ Công thương, kiểm soát tốt hơn hoạt động của từng đơn vị trong khu vực. Việc thống kê, báo cáo được các cơ quan địa phương thực hiện nghiêm túc, sát sao.

Tuy vậy, với giới hạn thời gian hoạt động tối thiểu 1 năm, môi trường NQTM gặp không ít những khó khăn khi tiếp nhận thêm nhiều doanh nghiệp với mô hình kinh doanh non trẻ, duy trì hoạt động với mục đích chính là lợi nhuận từ nhượng quyền chứ không phải phát triển hệ thống kinh doanh bền vững. Điều này khiến hiện tượng nhiều nhà nhượng quyền duy trì hoạt động trong vòng 1 năm hệ thống kinh doanh để đủ điều kiện nhượng quyền, sau đó trục lợi từ các chủ thể nhận QTM rồi bỏ bê, không chịu trách nhiệm với hệ thống nhượng quyền của mình xuất hiện ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến việc kinh doanh chung và rất dễ dẫn đến tình trạng phá sản của các doanh nghiệp cũng như đối tác đầu tư nhận quyền. Khi đó, việc nhượng quyền trở lên thiếu an toàn, ổn định, kém thu hút nhà đầu tư. Từ đó, áp lực tư pháp càng lớn bởi BNhQ khi không kinh doanh hiệu quả, không được BNQ thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng sẽ tiến hành kiện tụng, yêu cầu được bảo vệ quyền lợi trở thành làn sóng dữ đối với pháp luật nước nhà.

Các ngành hàng kinh doanh tại lĩnh vực NQTM tương đối đa dạng. Trong quá trình điều chỉnh lĩnh vực nhượng quyền tại nước ta, có thể thấy các chế định luôn để mở nhằm khuyến khích sự phát triển của hoạt động này. Hoạt động NQTM phổ biến trên nhiều lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, cung cấp dịch vụ, tiêu biểu với các chủ thể nhượng quyền như: Ngành thức ăn nhanh (Bánh mì Hội An; KFC; McDonald’s; Jolibee; Lotteria; Buger Kings); Ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống (Phở 24; Lẩu Phan; Pizza Hutt; BBQ Chicken; Dookki; Thai Express); Ngành cà phê (Trung Nguyên Coffee; Cộng cà phê; The Coffee House; Highland; Starbucks); Ngành bán lẻ (Circle K; The Body Shop; 7Eleven); Ngành khách sạn (Hilton; Mariott International; InterContinental; Accor Hotels; Best Western International); Ngành thời trang (Công ty thời trang Việt; AQ Silk; Công ty thời trang Blue Exchange; GUMAC); Ngành bất

59

động sản (Công ty Cổ phần Nhà Vui; Colliers International)[21]. Có thể thấy ngoài những kết quả thực thi pháp luật NQTM về yếu tố chủ thể tốt đẹp, việc NQTM nội địa chưa đa dạng về hàng hóa, dịch vụ. Doanh nghiệp Việt nhượng quyền ra nước ngoài của thương nhân Việt Nam chưa có nhiều lĩnh vực, còn mờ nhạt về sức ảnh hưởng. Chủ yếu thương nhân Việt Nam thực hiện nhượng quyền ra quốc tế tại lĩnh vực nhà hàng, ẩm thực. Trong khi đó, quốc gia lại đón nhận những chủ thể nhượng quyền từ các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, giáo dục. Điều này cho thấy các doanh nghiệp nước nhà còn ngần ngại khi hoạt động tại lĩnh vực này, chưa mở rộng đa dạng các ngành nghề tham gia hoạt động NQTM.

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w