Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về chủ thể tham gia quan hệ nhượng

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 52)

nhượng quyền thương mại

Như đã đề cập, chủ thể tham gia hoạt động NQTM bao gồm BNQ và BNhQ. Pháp luật NQTM Việt Nam không đề cập đến tư cách pháp lý của hai chủ thể này. Tuy nhiên, thông qua các quy định tại LTM 2005, có thể thấy cả hai BNQ và BNhQ đều phải là thương nhân, bởi khi đề cập đến quyền và nghĩa vụ các bên, nhà làm luật luôn gọi các chủ thể là

“thương nhân nhượng quyền”“thương nhân nhận quyền” tại các điều từ 286 đến 289. Thương nhân theo pháp luật thương mại bao gồm tổ chức kinh tế và cá nhân. Tuy nhiên, hai đối tượng này phải có những điều kiện nhất định mới được xác lập tư cách thương nhân và tham gia vào quan hệ nhượng quyền thương mại. Theo đó, tổ chức kinh tế phải được thành lập hợp pháp theo quy định của LDN 2020. Cá nhân để trở thành thương nhân phải đáp ứng

41

- về tổ chức thi hành pháp luật: Hoạt động NQTM bao gồm nhiều hoạt động thương mại khác, việc tham gia của nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau là tất yếu. Chính vì vậy, để việc thực thi pháp luật nhượng quyền đạt hiệu quả cũng cần bao gồm sự kết hợp của nhiều hoạt động khác. Hoạt động NQTM cũng cần gắn chặt với sự phát triển của thời đại, nên rất cần những chế định tiến bộ điều chỉnh các nội hàm của NQTM.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã chỉ ra những vấn đề khái quát của hoạt động kinh tế nhượng quyền thương mại và nêu những vấn đề lý luận chung cơ bản của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động này, trong đó làm rõ các nội hàm của khái niệm nhượng quyền, đánh giá những định nghĩa về hoạt động đó cũng như đưa ra định nghĩa của riêng tác giả về nhượng quyền thương mại. việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về pháp luật nhượng quyền thương mại không chỉ nhằm đưa ra đánh giá, quan điểm của riêng tác giả về hệ thống pháp luật mà còn thống nhất một quan điểm chung cho nền tảng lý thuyết của toàn bài nghiên cứu và là cơ sở để triển khai những vấn đề ở các chương tiếp theo. Đặc biệt, tác giả tìm hiểu khái quát sự điều chỉnh về mặt pháp lý đối với hoạt động thương mại này của một số quốc gia từ nhiều loại hình pháp lý khác nhau trên thế giới có sự phát triển ở hoạt động này cũng như có tác động ở một mức độ nhất định đối với giá trị thương mại nhượng quyền của nước ta như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Singapore, tác giả khóa luận đã rút ra những bài học chung về lập pháp và hành pháp cho sự điều chỉnh pháp luật nhượng quyền.

các điều kiện về tính độc lập, thường xuyên của hoạt động thương mại và phải đăng ký kinh doanh theo quy định của LDN 2020.

Dựa trên cách thức nhượng quyền, có hai hình thức NQTM chính đó là NQTM trực tiếp và NQTM gián tiếp (phái sinh). Vì vậy, các chủ thể tham gia hoạt động NQTM không chỉ dừng lại ở BNQ và BNhQ thông thường nữa mà pháp luật còn ghi nhận các chủ thể phái sinh khác tương ứng với từng mô hình nhượng quyền.

- Mô hình nhượng quyền thương mại trực tiếp:

Bên nhận quyền (sơ cấp)

■ P

Bên nhận quyền

Mô hình 1. Nhượng quyền thương mại trực tiếp

43

Đây là cấu trúc NQTM thông thường và phổ biến. Theo đó, BNQ là thương nhân cấp quyền thương mại (khoản 1 điều 3 NĐ 35/2006). BNhQ là thương nhân được nhận quyền thương mại (khoản 2 điều 3 NĐ 35/2006).

- Mô hình nhượng quyền thương mại gían tiếp: Bên nhượng quyền

Thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với bên nhượng quyền

Thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với bên nhận quyền

Trở thành

Bên nhượng quyền (thứ cấp)

Bên nhận quyền (thứ cấp)

Mô hình 2. Nhượng quyền thương mại gián tiếp

Bảng 6. Bảng kí hiệu mô hình NQTM

Mô hình NQTM gián tiếp diễn ra như sau: BNQ cấp phép quyền thương mại cho BNhQ theo mô hình nhượng quyền trực tiếp thông thường. Tuy nhiên, trong trường hợp BNQ gốc và BNhQ có thỏa thuận cho phép BNhQ được nhượng QTM này cho một bên thứ ba (theo quy định tại điều 290 LTM 2005) thì khi đó, việc nhượng QTM phái sinh diễn ra. Lúc này, bên nhận QTM từ chủ sở hữu của QTM đó gọi là BNhQ sơ cấp sẽ trở thành BNQ thứ cấp. BNQ thứ cấp không có quyền sở hữu đối với QTM đó. BNQ thứ cấp sẽ thực hiện việc nhượng quyền thương mại trực tiếp cho BNhQ mới dưới mình. Khi đó, bên thứ ba này gọi là bên nhận quyền thứ cấp. Như vậy, trong mô hình nhượng quyền này, xuất hiện thêm một chủ thể mới (bên nhận quyền thứ cấp) và làm biến đổi tư cách một chủ thể ( bên nhận quyền sơ cấp trở thành bên nhượng quyền thứ cấp). Bên nhượng quyền thứ cấp là bên nhượng quyền đặc biệt:

“là thương nhân có quyền cấp lại quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp.” (khoản 3 điều 3 NĐ 35/2006). Bên nhận quyền thứ cấp là bên nhận quyền, nhận lại QTM từ bên nhượng quyền thứ cấp.

2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện nhượng quyền

thương mại

Pháp luật NQTM đưa ra một số điều kiện nhất định đối với chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền và hàng hóa, dịch vụ được phép kinh doanh trong hoạt động thương mại đặc thù này. Theo đó, các thương nhân dự kiến tham gia vào quan hệ NQTM, trước khi được xác lập tư cách BNQ và BNhQ cần phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định tại điều 5 và điều 6 NĐ 35/2006/NĐ-CP, hàng hóa dịch vụ được phép kinh doanh trong lĩnh vực nhượng quyền cũng cần đáp ứng quy định tại

45

điều 7 NĐ 35/2006/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất tại điều 8 nghị định 08/2018/NĐ-CP Nghị định sửa đổi một số nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lí Nhà nước của Bộ Công thương, Chính phủ bãi bỏ điều kiện đối với chủ thể nhận quyền và hàng hóa kinh doanh, giảm bớt điều kiện đối với BNQ. Cụ thể, điều 5 nghị định 35/2006/NĐ-CP là điều kiện duy nhất để thương nhân thương mại tham gia vào quan hệ NQTM. Điều 5 đã được sửa đổi trở thành:

“Điều 5. Điều kiện đối với Bên nhượng quyền

Thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm ”

Như vậy, doanh nghiệp đó phải có hệ thống kinh doanh dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 1 năm. Việc xác lập giới hạn thời gian 1 năm nhằm phòng ngừa tình trạng NQTM tràn lan, ồ ạt, mất kiểm soát, chiếm lĩnh thị phần, gây áp đảo các đối thủ cạnh tranh của nhiều thương nhân. Thời gian ít nhất 1 năm cho phép thương nhân dự kiến nhượng quyền xây dựng được hình ảnh, uy tín và giá trị thị trường của công ty, từ đó xác lập cho bên nhận quyền tương lai niềm tin vào doanh nghiệp. Bên cạnh đó, 1 năm là khoảng thời gian nhà làm luật cho rằng có thể đánh giá được tính an toàn trong quy mô kinh doanh của bên nhượng quyền dự kiến, giảm được nguy cơ nhượng quyền thất bại, hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu quyền thương mại gặp khó khăn, gây hệ lụy đến toàn bộ hệ thống nhận quyền cũng như gây sức ép tài chính lên nền kinh tế chung. Đây là điều kiện tiên quyết đối với các doanh nghiệp trước khi gia nhập không gian NQTM. Pháp luật nhượng quyền cũng đặt ra yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam phải kinh doanh theo phương thức NQTM ít nhất 1 năm khi có ý định nhận quyền từ chủ thể nước ngoài. Điều kiện này đặc biệt quan trọng khi hoạt động nhượng quyền chiếm vai trò trọng yếu trong nền kinh tế nước ta. Việt quy định thương nhân Việt Nam phải hoạt động nhượng quyền trong thời gian luật định có ý nghĩa quan trọng. Bởi do sự khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa của thương nhân nước ngoài khi tham gia hoạt động thương mại tại Việt Nam khiến họ không rõ về pháp luật Việt Nam. Nếu BNhQ là thương nhân Việt Nam nhưng lại chưa có kinh nghiệm về hoạt động này sẽ khiến cho hoạt động nhượng quyền từ nước ngoài vào Việt Nam lâm vào ngõ cụt bởi sự bỡ ngỡ của cả hai chủ thể nhượng quyền và nhận quyền. Khi đó, hoạt động nhượng quyền không đạt được hiệu quả, cũng như gây hiểu lầm cho doanh nghiệp nước ngoài về một thị trường Việt Nam khó tính, một đất nước

46

Việt Nam nhiễu điều, phức tạp, bó hẹp về pháp luật. Từ đó, hệ quả không chỉ dừng lại ở khía cạnh pháp lý mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh nước ta trên chính trường thương mại - ngoại giao. Vì vậy, khi thương nhân Việt Nam đã có kinh nghiệm ít nhất 1 năm tại lĩnh vực này sẽ là “chiếc gậy dẫn đường” cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam một cách an toàn hơn.

2.1.2. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền

thương mại

Pháp luật thương mại không đưa ra định nghĩa về hợp đồng nhượng quyền thương mại. Xét về bản chất hợp đồng, điều 385 BLDS 2015 quy định: “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. ” Như vậy, hợp đồng thương mại chính là sự thỏa thuận giữa các thương nhân trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Từ đó có thể thấy hợp đồng nhượng quyền thương mại chính là những thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền trong việc điều chỉnh quan hệ giữa các bên.

a/ Hình thức tổn tại của hợp đồng NQTM được quy định tại điều 258 LTM 2005 đó là bằng: “văn bản hoặc hình thức khác có giá trị tương đương.” Theo đó, các hình thức có giá trị tương đương được LTM quy định tại khoản 15 điều 3 có thể kể đến như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu. Đặc biệt, việc công nhận giá trị pháp lý của hợp đồng nhượng quyền thương mại dưới hình thức thông điệp dữ liệu đã thể hiện đúng tinh thần của nguyên tắc công nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại điện tử.

Mỗi mô hình NQTM đều xuất hiện các loại hợp đồng nhượng quyền tương ứng. Tuy nhiên, nổi bật là ba loại hợp đồng NQTM dưới đây:

(i) Hợp đồng nhượng quyền thương mại thông thường: đây là hợp đồng phổ biến trong hoạt động nhượng quyền, xác lập quan hệ giữa bên nhượng quyền sơ cấp

với bên nhận quyền cơ bản. Nhà nhượng quyền có thể ký kết hợp đồng nhượng quyền

với nhiều chủ thể nhận quyền không giới hạn.

47

quyền thương mại trong phạm vi một khu vực địa lý nhất định.” (khoản 8 điều 3 NĐ 35/2006)

(iii) Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp: “là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền

thương mại chung.” (khoản 10 điều 3 NĐ 35/2006).

b/ Đối với mỗi loại hợp đồng và loại hình nhượng quyền, điều kiện của các bên mà nội dung của hợp đồng NQTM khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, hợp đồng NQTM bao gồm các nhóm điều khoản cơ bản sau. Cụ thể:

Nhóm các điều khoản về đối tượng hợp đồng. Tại đây, các bên thỏa thuận về phạm vi QTM mà BNQ sẽ cho phép BNhQ được sử dụng.

Nhóm điều khoản về giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán. Các bên có thể thỏa thuận nhóm điều này dựa trên sự phân chia các khoản chi phí hoặc kết hợp chung một loại chi phí nhượng quyền. Bên cạnh đó, dựa trên hoàn cảnh, điều kiện các chủ thể và tính chất của từng loại chi phí như phí đặt cọc/ phí nhượng quyền/ phí hàng tháng mà các bên có thể lựa chọn áp dụng phương thức thanh toán riêng biệt.

Nhóm các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên. BNQ và BNhQ được thỏa thuận về trách nhiệm của các bên, tuy nhiên những quy định đó không được trái các chế định tại điều 286; 287; 288; 289 LTM 2005. Đặc biệt, pháp luật trao cho các chủ thể quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Thông thường, hợp đồng NQTM chấm dứt khi hết hạn hợp đồng và các bên không tiếp tục gia hạn. Tuy nhiên, hợp đồng vẫn có thể kết thúc với ý chí của một bên. Đây là loại quyền nên có trong hợp đồng, phù hợp với diễn biến hoạt động NQTM trên thực tế, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn về bảo vệ quyền lợi các bên tốt hơn. BNQ có thể chấm dứt hợp đồng nhượng quyền khi hoạt động của BNhQ không phù hợp với tính pháp lý của hợp đồng hoặc hoạt động của BNhQ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống nhượng quyền và QTM. Ngược lại, BNhQ hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng với BNQ nếu chủ thể đó vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, gây áp lực đến việc tiến hành kinh doanh của BNhQ. Bên cạnh đó, pháp luật không chỉ điều chỉnh quyền và nghĩa vụ các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng mà sau khi quá trình NQTM kết thúc hoặc chấm dứt, BNhQ vẫn có nghĩa vụ đối vớ BNQ, đặc biệt trong vấn đề giữ bí mật về bí quyết kinh doanh.

48

Nhóm điều khoản về bảo đảm thực hiện hợp đồng, chế tài vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Đây là nhóm điều khoản cố định trong hợp đồng nhượng quyền thương mại để đảm bảo việc thực hiên quyền và nghĩa vụ của các bên diễn ra. Trong trường hợp có sự vi phạm trong quá trình thực hiện dẫn đến những tranh chấp thương mại thì nhóm điều khoản này là cơ sở để các bên xem xét và giải quyết.

Nhóm điều khoản về bất khả kháng. Trường hợp bất khả kháng là những sự kiện bất thường xảy ra sau khi ký kết hợp đồng mà các bên không lường trước được. Trong quan hệ nhượng quyền, dù đối tượng của hợp đồng là quyền tài sản, tuy nhiên trường hợp bất khả kháng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng như chiến tranh, nội chiến, dịch bệnh khiến hoạt động kinh doanh của bên nhận quyền phải tạm dừng hoặc do những chính sách đào tạo nhân sự khiến nhiều nhân công bỏ làm, tổ chức đình công.

c/ Hiệu lực của hợp đồng NQTM khi đáp ứng đúng và đủ các điều kiện về chủ thể, nội dung và hình thức sẽ phát sinh theo sự thỏa thuận của các bên hoặc từ thời điểm ký kết. Đối với hợp đồng NQTM có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì phần đó sẽ áp dụng hiệu lực theo quy định của pháp luật SHTT đó là khi “đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp” (LSHTT 2019). Với tính chất đặc thù của quan hệ NQTM, thời hạn của hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận, được quy định tại điều 13 NĐ 35/2006/NĐ-CP. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định chủ thể ký kết hợp đồng có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời gian hoặc gia hạn hợp đồng nếu có thỏa thuận và thực hiện theo thỏa thuận của nhau. Cụ thể, hợp đồng NQTM có thể chấm dứt trước thời hạn thỏa thuận nếu một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng. Đây là hành vi một bên trong quan hệ NQTM muốn chấm dứt quan hệ thương mại mà không cần có sự thỏa thuận hoặc đồng ý với bên còn lại theo quy định của pháp luật. Trường hợp các bên có thể ra quyết định chủ quan để chấm dứt hợp đồng NQTM được pháp luật quy định tại điều 16 NĐ 35/2006/NĐ-CP. Theo đó, BNhQ có thể chấm dứt hợp đồng NQTM khi BNQ vi phạm nghĩa vụ luật định tại điều 287 LTM 2005. Việc vi phạm nghĩa vụ của BNQ nói chung chứng tỏ chỉ cần đáp ứng một trong các biểu hiện dưới

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w