Mặc dù là một trong những hành vi bắt buộc phải thực hiện khi tham gia vào hoạt động NQTM, song, nhiều thương nhân lại thực hiện giao kết hợp đồng trước cả
64
khi đăng ký hoặc không báo cáo đúng thời hạn quy định với cơ quan chức năng. Theo thống kê của Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, tức sau 3 năm NĐ 120/2011/NĐ-CP có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp gửi báo cáo đến Sở chỉ có 05 doanh nghiệp NQTM trong nước và 01 đơn vị thông báo nhượng quyền ngoài lãnh thổ Việt Nam [27]. Lý giải về vấn đề thiếu thông tin và hoạt động báo cáo, đăng ký hoạt động nhượng quyền chưa được thi hành đúng mức, Tạp chí tài chính trong bài đăng số 06, kỳ 2-2015 với tiêu đề: “Quản lý nhà nước về nhượng quyền thương mại và một số khuyến nghị”, tác giả đã đưa ra những lý do cơ bản như: (1) các cơ quan chức năng chưa có cuộc điều tra, khảo sát chính thức liên quan đến hoạt động nhượng quyền; (2) hoạt động còn mang tính tự phát; (3) việc quản lý hoạt động chưa có sự phối hợp linh hoạt của các Sở ban ngành liên quan khiến sự quản lý thiếu chặt chẽ kết nối. Trước thực tiễn thực hiện đăng ký hoạt động nhượng quyền trong những năm đầu thi hành như vậy, Nhà nước cùng tự thân các địa phương đã tự điều chỉnh các chế định nhằm khuyến khích, kêu gọi cũng như áp dụng pháp luật cho hành vi đăng ký/ báo cáo hoạt động của các chủ thể. Hiện nay, việc thực thi pháp luật về đăng ký NQTM của các chủ thể và ghi nhận sao sát của cơ quan quản lý Nhà nước về hoạt động thương mại này đã đạt được những thành tích nổi bật.
Đối với việc báo cáo hoạt động NQTM trong nước, việc NQTM tại Việt Nam diễn ra chủ yếu tại ngành nhà hàng và dịch vụ ăn uống, ngành cà phê, ngành bánh. Những nhà nhượng quyền tiêu biểu đã đăng ký hoạt động này như Trung Nguyên Legend; Phở 24; Kinh Đô Bakery; Cộng Cafe. Ngoài ra, Thế giới di động là cái tên đăng ký NQTM tại ngành điện tử. Công ty Cổ phần Con Cưng cung cấp các mặt hàng dành riêng cho trẻ em trong năm 2017 đã báo cáo mở thêm 130 siêu thị trong một năm, nâng tổng số cửa hàng nhượng quyền lên 230, trải rộng 40 tỉnh toàn quốc, trong đó bao gồm 200 siêu thị Con Cưng và 30 siêu thị ToyCity. Đặc biệt, đại diện doanh nghiệp công bố trong vòng 6 tháng cuối năm 2017, công ty mở và đăng ký kinh doanh cho trung bình 15 shop một tháng, riêng tháng 12 đạt kỷ lục 40 cửa hàng mở mới [28]. Đây là thành tích đáng kể của chủ thể nhượng quyền và cũng cho thấy tinh thần thực hiện các chế định hành chính, thi hành pháp luật một cách nghiêm túc.
Đối với hoạt động đăng ký NQTM vào Việt Nam, theo thống kê của Bộ Công thương, tính đến ngày 12/6/2020, Việt Nam đã có 262 doanh nghiệp nước ngoài đăng
65
ký nhượng quyền vào Việt Nam. Bên cạnh những doanh nghiệp đã từng thực hiện hoạt động này trước đây, thị trường nhượng quyền Việt Nam xuất hiện những doanh nghiệp tương đối mới lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam như Aquas-Tots (Thương hiệu dạy bơi sinh tồn - Hoa Kỳ); Helen Doron Limited (Trung tâm Tiếng Anh - Isarel); Snap Fitness (Trung tâm sức khỏe và thể thao - Hoa Kỳ). Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam thường ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại độc quyền hoặc hợp đồng phát triển thương mại. Điều này cho phép hoạt động nhượng quyền là những cánh tay nối dài quy mô của doanh nghiệp nhượng quyền và chủ thể vẫn nắm bắt được tình hình tại quốc gia đó.
Sự gia tăng của các đơn vị đăng ký nhượng quyền vào Việt Nam thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Biểu đồ. Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp nước ngoài đăng ký NQTM vào Việt Nam giai đoạn 2007-6/2020
Từ biểu đồ trên có thể thấy, mức độ gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký đầu tư nhượng quyền vào Việt Nam duy trì ổn định với các thách thức kinh tế khác nhau. Cụ thể: Năm 2007 là năm có số lượng các doanh nghiệp đăng ký NQTM vào Việt Nam ít nhất: 4 doanh nghiệp. Đây là năm Việt Nam mới hoàn thiện và đưa vào thực thi khung pháp lý nhượng quyền thương mại bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật. Chính vì vậy, tuy hoạt động nhượng
66
quyền còn mới, thị trường chưa quen với những điều chỉnh, thủ tục đăng ký nhượng quyền chưa được thực hiện nhanh chóng, trơn tru, nhưng số lượng 4 doanh nghiệp nước ngoài là khởi đầu suôn sẻ, mở ra con đường NQTM tiềm năng, cho thấy sự đón nhận của Nhà nước đối với hoạt động thương mại này. Năm 2017 là năm có số lượng doanh nghiệp đăng ký NQTM vào Việt Nam nhiều nhất: 33 doanh nghiệp. Bởi lẽ, đây là năm kinh tế nổi bật của nước ta với kỷ lục thu hút vốn FDI ấn tượng, cao nhất trong 9 năm phát triển kinh tế gần nhất. Bên cạnh đó, Việt Nam trong năm này đã tổ chức thành công Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, một sự kiện đối ngoại quan trọng quy tụ các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế châu Á -Thái Bình Dương. Kết quả thành công của sự kiện này đã đánh dấu bước tiến mới của thị trường Việt Nam trong mắt chính trường quốc tế, tạo cơ hội nhận quyền cho các doanh nghiệp trong nước và cũng là minh chứng quan trọng cho hoạt động đăng ký NQTM bùng nổ tại nước ta.
Sự liên kết thương mại đã mở ra cơ hội lớn về nhượng quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các quốc gia khác, mở rộng quy mô hoạt động của mình. Với sự điều chỉnh của pháp luật, riêng năm 2007, có 3 công ty đã thực hiện đăng ký NQTM ra nước ngoài theo ghi nhận của Bộ Công thương. Lĩnh vực hoạt động của các nhà nhượng quyền Việt Nam chủ yếu là nhà hàng, ẩm thực và bán lẻ. Trong một thập kỉ gần đây, những doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đăng ký nhượng quyền ra nước ngoài nổi bật như Công ty Cổ phần Chảo Đỏ với thương hiệu Gói và Cuốn (Wrap&Roll) nhượng quyền sang Singapore; chuỗi nhà hàng Truly Việt của Công ty cổ phần Đầu tư quốc tế Mặt trời đỏ (RedSun ITI) cấp QTM cho thương nhân nhận quyền tại Úc; Cà Phê Cộng NQTM tại Hàn Quốc. Có thể thấy, lĩnh vực mà doanh nhân nhượng quyền ở nước ta khi mở rộng quy mô ra nước ngoài nhiều nhất đó là nhà hàng, ẩm thực.
Nhìn chung, hoạt động đăng ký nhượng quyền của các thương nhân trong quan hệ nhượng quyền được thực hiện tương đối đầy đủ. Các cơ quan có thẩm quyền đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp nhận các báo cáo, thực hiện kiểm tra rà soát hồ sơ đăng ký hiệu quả.
2.2.1.5. Thực tiễn thi hành pháp luật về giải quyết tranh chấp
Những tranh chấp trong hoạt động NQTM diễn ra với mật độ thường xuyên hơn trong những năm gần đây. Do cùng chung hệ thống nhượng quyền nên khi xảy ra
67
những tranh chấp về quyền lợi, chế tài sẽ được triển khai dưới sự kiểm soát của bên còn lại trong hợp đồng. Khi mâu thuẫn giữa các bên xảy ra, việc thương lượng, hòa giải chủ yếu được thực hiện bởi các bên cần đặt uy tín của QTM lên hàng đầu. Tuy vậy, có nhiều tranh chấp tại hoạt động này vẫn cần giải quyết tại Tòa án. Những bản án, quyết định về tranh chấp tại lĩnh vực này được Tòa án nhân dân tối cao phân loại thuộc loại vụ việc kinh doanh thương mại, chủ yếu với tội danh/quan hệ pháp luật tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trên trang web congbobanan.toaan.gov.vn. Theo đó, những tranh chấp tại ngành nhượng quyền thương mại thường xuất hiện bởi những lý do cơ bản sau: (1) sự áp đặt kiểm soát quá mức của BNQ đến BNhQ, BNhQ trở thành một cơ sở, chi nhánh của BNQ làm sai lệch bản chất tự tiến hành kinh doanh của các bên trong hoạt động NQTM; (2) BNhQ đổ lỗi cho BNQ và không chịu trách nhiệm khi việc kinh doanh nhượng quyền không thành công, cho rằng BNQ lừa đảo về uy tín, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chuyển giao, đào tạo và trợ giúp cho BNhQ, áp đặt phương thức kinh doanh gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của BNhQ; (3) BNQ áp đặt nhiều loại phí vô lý, thiết lập mạng lưới NQTM chỉ để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, sau đó biến mất; (4) BNhQ tham gia vào hệ thống NQTM để nắm giữ bí quyết, thông tin bí mật; (5) các bên cố ý không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thực hiện sai các nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng, gây nên hoặc có nguy cơ gây nên những hệ quả ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối phương.
Các vụ việc về NQTM nổi bật như: Bản án số 06/2019/KDTM-ST ngày 10/7/2019 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty về việc trả cổ tức do Tòa án nhân dân thành phố Đà Nang ban hành; Bản án 51/2020/DS-PT ngày 22/6/2020 về tranh chấp hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng do Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định tuyên xử; Bản án 02/2018/KDTM-PT ngày 26/1/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp [29]. Ngoài ra, có tồn tại một số bản án phúc thẩm do tòa án sơ thẩm xác định sai thẩm quyền và vụ việc tranh chấp như sự nhầm lẫn giữ hợp đồng hợp tác và hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.
2.2.1.6. Thực tiễn thi hành pháp luật về mối quan hệ điều chỉnh giữa nhượngquyền quyền
68
Quan hệ giữa pháp luật nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh đã được đề cập đến trong phần trước của khóa luận. Ranh giới giữa vi phạm pháp luật cạnh tranh và bảo vệ hoạt động trong hệ thống nhượng quyền mong manh, cần phải dựa trên nhiều yếu tố như thị phần chiếm lĩnh thị truờng liên quan, các quy định có thực sự liên quan đến đối tượng hợp đồng không. Trong hợp đồng NQTM, bất kể quy định nào về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng rất dễ đến hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trên thị trường. Vậy nên ngoài việc bám sát nền tảng luật chung, các bên cũng cần cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng các thỏa thuận và thực hiện các quy định đó.
Xét trên thực tế, các quy định của pháp luật nhượng quyền luôn cân nhắc đến sự liên kết với pháp luật cạnh tranh. Một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại có thể kể đến như thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ, phân chia lãnh thổ nhượng quyền hay các thỏa thuận lạm dụng vị trí thống lĩnh trong hoạt động nhượng quyền. Một trong những hành vi thường thấy trong những vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng lại phù hợp với đặc tính của pháp luật nhượng quyền của hoạt động này đó là việc BNQ ấn định giá bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu cho BNhQ. Với đặc tính đồng bộ hệ thống nhượng quyền, chủ thể QTM hướng tới loại bỏ các cạnh tranh về giá giữa các đối tác nhận quyền. Nếu BNhQ không tuân thủ các quy định về mọi loại giá cả sẽ ảnh hưởng đến hệ thống chung cũng như uy tín, giá trị thương mại của thương hiệu đối với người tiêu dùng. Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu là việc BNQ xác định mức giá thấp nhất mà BNhQ bán cho khách hàng sản phẩm mà BNQ đã bán cho BNhQ. Áp dụng chế định này giúp nhà nhượng quyền kiểm soát sự cạnh tranh giữa các đối tác trong cùng hệ thống. Song, dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh, việc ấn định giá bán lại và giá bán lại tối thiểu ảnh hưởng đến quyền tự do xác định giá bán của BNhQ và gián tiếp gây thiệt hại đến người tiêu dùng khi họ không có cơ hội được lựa chọn sản phẩm với mức giá hợp lý. Áp dụng chế định này trong quá trình thực hiện hợp đồng làm giảm đi khả năng cạnh tranh của BNhQ trong kinh doanh. Mâu thuẫn giữa pháp luật nhượng quyền và luật cạnh tranh về hành vi này có thể thấy tại các cửa hàng nhượng quyền với mô hình kinh doanh đồng giá. Đơn cử như hệ thống NQTM siêu thị đồng giá DAISO của Nhật Bản du nhập vào Việt Nam từ năm 2008 và có 6 cửa hàng nhận quyền. Theo đó, hệ thống siêu thị kinh doanh các sản phẩm với giá 39.500 đồng tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu đúng nghĩa với tên thương
69
hiệu của DAISO [30]. Dù chủ thể nhượng quyền kiểm soát tốt sự cạnh tranh trong hệ thống của mình, tuy nhiên lại giới hạn sự tự do kinh doanh của BNhQ. Cho dù DAISO không phả là doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm chiếm lĩnh thị trường liên quan tại Việt Nam, nhưng hoạt động ấn định giá bán lại của chủ thể nhượng quyền phần nào có tác động triệt tiêu sự cạnh tranh trên thị trường.
2.2.1.7. Thực tiễn thi hành pháp luật về nhượng quyền thương mại liên quan đếncác các
cam kết quốc tế Việt Nam tham gia
Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã thực hiện việc kí kết các cam kết quốc tế giữa các quốc gia cụ thể và trong khu vực. Với từng hiệp định, thỏa thuận, nước ta luôn nỗ lực hoàn thành theo đúng các quy định trong đó, điều chỉnh những chính sách trong nước để phù hợp với những thỏa thuận đã đạt được. Điển hình đó là chính sách mở cửa thị trường, giảm thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cùng với đó, những nguyên tắc cơ bản trong các hiệp định thương mại đã giao kết giữa các quốc gia cũng được ứng dụng tuyệt đối ở các hoạt động cụ thể, trong đó có NQTM như nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư các quốc gia với nhau và nhà đầu tư nội địa - nước ngoài. Sự nỗ lực được thể hiện trong quá trình thực hiện, đổi mới chính sách, chủ động đôn dốc, kiểm tra quá trình thực hiện cam kết, thỏa thuận quốc tế. Các Bộ, ban ngành, cơ quan cấp tỉnh đã tuân thủ các quy định của Luật điều ước quốc tế và những chỉ đạo về việc thực hiện cam kết của Chính phủ. Việc thực hiện tốt các cam kết, thỏa thuận quốc tế là một trong các cơ sở đã giúp Việt Nam tạo thiện cảm tốt, an toàn và tiềm năng cho các nhà nhượng quyền/nhận quyền nước ngoài. Gía trị thương mại của Việt Nam trong những năm gần đây tăng đáng kể cũng nhờ sự chỉn chu trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, Chính phủ còn ghi nhận những hạn chế đối với việc ký kết vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ các quy định liên quan của pháp luật, chậm triển khai các điều ước quốc tế, hoạt động báo cáo quá trình thực hiện các thỏa thuận quốc tế chưa nghiêm túc để tiếp tục điều chỉnh và thực hiện. Trong lĩnh vực nhượng quyền, việc thực hiện các cam kết quốc tế rất quan trọng bởi một trong những chủ thể có sức ảnh hưởng lớn đến giá trị kinh tế của hoạt động đó là thương nhân nước ngoài.
70
2.2.2. ĐÁNH GIÁ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VIỆTNAM NAM
HIỆN HÀNH
Dựa trên những thống kê, phân tích tình hình thi hành pháp luật NQTM ở Việt Nam trên thực tiễn, có thể thấy sự điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động này cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, tương thích với sự thành công và hạn chế của hoạt động nhượng quyền.
2.2.2.1. Những kết quả đạt được
Hoạt động NQTM trong những năm qua hoạt động ổn định, có nhiều điểm nổi bật đóng góp vào kết quả kinh tế, ngoại giao chung chính là minh chứng rõ rất cho sự điều chỉnh hiệu quả của pháp luật. Trên tất cả, hoạt động NQTM đã được nhìn nhận