Chủ thể tham gia quan hệ thương mại nhượng quyền là những cá nhân, tổ chức đáp ứng những điều kiện nhất định về thành lập, khả năng tài chính, khả năng duy trì hoạt động kinh doanh. Là những đối tượng quan trọng, trực tiếp thực hiện hành vi nhượng quyền và nhận QTM nên việc thực hiện hoạt động của những chủ thể này quyết định kết quả kinh tế của hoạt động NQTM.
Trong quan hệ NQTM, BNQ và BNhQ là hai chủ thể tất yếu tham gia. Hầu hết, pháp luật NQTM đều ngầm định các chủ thể trong quan hệ thương mại đặc thù này đều phải là thương nhân. Điều này cho thấy tính chất bài bản của hoạt động nhượng quyền cần được thực hiện và kiểm soát nghiêm túc, có hệ thống chứ không phải hành vi thương mại tự phát. Giải thích cho lý do tính chất thương nhân được yêu cầu ở cả hai phía BNQ và BNhQ, tác giả đưa ra những luận điểm sau: (1) Đây là hoạt động thương mại đặc thù với đối tượng của quan hệ thương mại là QTM - về cơ bản là tổng hợp những cấu thành việc kinh doanh của chủ thể , xương sống của toàn bộ hành vi thương mại. Vì vậy, quy định tư cách pháp lý của chủ thể tham gia quan hệ nhượng quyền là thương nhân sẽ đặt chủ thể tham gia vào sự kiểm soát của pháp lý ở mức độ cao hơn với đầy đủ các thủ tục hành chính, buộc các chủ thể nhận quyền và nhượng quyền phải thực hiện đúng và đủ quyền và nghĩa vụ của mình, chịu trách nhiệm với các quyết định thương mại đưa ra; (2) Hoạt động nhượng quyền không chỉ dừng lại ở
29
phạm vi nội địa mà còn mở rộng phạm vi quốc tế, nên các chủ thể tham gia phải chuyên nghiệp, có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực thương mại. Chỉ khi là thương nhân, các chủ thể mới ý thức được giá trị thương mại của hoạt động kinh doanh cũng như sự ảnh hưởng của việc kinh doanh với toàn bộ hệ thống, thực hiện chuẩn mực trong hoạt động. (3) Cùng với đó, việc quy định cả hai bên chủ thể trong quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân xuất phát từ bản chất sau khi hành vi nhượng quyền thương mại diễn ra, BNQ và BNhQ tự tiến hành kinh doanh, tức thực hiện hầu hết các hoạt động thương mại khác để đem lại lợi ích cho mình. Khi quy định chủ thể là thương nhân, các bên có thể tự do tiến hành hành vi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại hay xúc tiến thương mại một cách hợp pháp.
Các chủ thể trong quan hệ NQTM do có mối quan hệ đặc biệt nên pháp luật cũng thể hiện sự liên kết đó thông qua các quy định về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Theo đó, một trong những quy định về quyền và nghĩa vụ thể hiện mối quan hệ giữa hai chủ thể mà hầu hết pháp luật NQTM đều quy định đó là việc BNQ có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh của BNhQ và BNhQ có thể nhận những hỗ trợ trong hoạt động kinh doanh từ phía chủ thể cấp QTM. Việc xuất hiện của bên thứ ba trong quan hệ nhượng quyền cũng cần được xem xét trên tư cách của chủ thể tham gia mô hình nhượng quyền dưới dạng thức nào và sự thỏa thuận cho phép của BNQ. Ngoài ra, theo sự phân loại các mô hình NQTM đã trình bày cũng như phạm vi thẩm quyền chuyển giao QTM, tương ứng sẽ có những chủ thể tham gia quan hệ NQTM với tư cách khác nhau. Đối với NQTM phân chia theo lãnh thổ, khu vực, chủ thể tham gia quan hệ NQTM có thể gồm BNQ, BNhQ trong nước; BNQ nước ngoài và BNhQ trong nước; BNQ trong nước và BNhQ nước ngoài. Dựa trên việc phân loại NQTM theo tiêu chí kinh doanh, chủ thể tham gia bao gồm: nhà sản xuất và phân phối sản phẩm, người sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh, , BNhQ liên quan đến nhãn hiệu, BNhQ liên quan đến thiết bị ( đối với NQTM phân phối sản phẩm); Bên nhượng quyền kinh doanh, bên nhận quyền kinh doanh (đối với NQTM sử dụng công thức kinh doanh). Với mô hình NQTM phân loại theo mục tiêu phát triển của hoạt động kinh doanh, chủ thể của hoạt động NQTM gồm: chủ thương hiệu, người mua master franchise, người mua frachise vùng (đối với NQTM theo vùng); Dựa trên tiêu chí cách thức hoạt động, NQTM gồm: BNQ sơ cấp, BNhQ sơ cấp, BNQ thứ cấp; BNhQ thứ cấp.
30