Đặc điểm pháp luật nhượng quyền thương mại

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 37 - 39)

a/ Đặc điểm về mặt nội dung: Nội dung của pháp luật NQTM là những chế định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch NQTM. Bên cạnh đó, pháp luật cũng điều chỉnh hoạt động nhượng quyền trong tất cả các khâu từ đăng ký đến thực hiện và sau khi hoạt đọng nhượng quyền thương mại kết thúc. Cùng với đó, pháp luật nhượng quyền thương mại cũng có sự giao thoa các chế định với pháp luật thương mại nói chung trong phạm vi các chế tài, giải quyết tranh chấp.

b/ Đặc điểm về hình thức: Pháp luật nhượng quyền thương mại được quy định trực tiếp trong pháp luật chuyên ngành đó là Luật Thương mại 2005 (sửa đổi, bổ sung 2019). Ngoài ra, pháp luật nhượng quyền thương mại còn thể hiện sự điều chỉnh thông qua các văn bản pháp luật liên quan như Bộ luật dân sự 2015; Luật doanh nghiệp 2020; Luật Cạnh tranh 2018; Luật Đầu tư 2020; Luật Sở hữu trí tuệ 2019; Luật chuyển giao công nghệ 2017. Cùng với đó, các văn bản dưới luật như NĐ 35/2006/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và TT 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại là những văn bản dưới luật cụ thể, chi tiết trực tiếp điều chỉnh hoạt động nhượng quyền. Không chỉ vậy, pháp luật NQTM còn được thể hiện thông qua các cam kết quốc tế mà Việt Nam gia nhập như Hiệp định chung về hàng hóa dịch vụ; Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ và các hiệp định thương mại khác.

1.5.2. Lịch sử hình thành pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam

Hoạt động nhượng quyền thương mại là cơ sở để pháp luật nhượng quyền thương mại hình thành và tồn tại. Chính về vậy, lịch sử hình thành pháp luật NQTM có nét tương đồng với sự xuất hiện của hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam. Tuy nhiên, với tư cách là “yếu tố tĩnh”, pháp luật NQTM quan sát những biểu hiện, biến đổi và dự đoán xu hướng vận động của ngành nhượng quyền, từ đó điều chỉnh, kiểm soát hoạt động thương mại này một cách toàn vẹn, đạt hiệu quả tốt khi thực thi. Như đã trình bày, sự xuất hiện của hoạt động nhượng quyền tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có xây dựng khung pháp lý riêng để điều chỉnh lĩnh vực này. Tuy nhiên, do sự khác biệt về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa tiêu dùng và thiếu điều kiện trong việc học tập pháp luật các quốc gia khác, nên nhà làm luật Việt Nam đã rất bỡ ngỡ khi tiếp cận phương thức kinh doanh này bằng con mắt pháp lý. Vì vậy,

27

pháp luật Việt Nam đã gặp khó khăn trong việc quy định về hoạt động này, thậm chí đã có thời gian đưa ra những chế định làm sai lệch bản chất của nhượng quyền.

Sự hình thành của pháp luật NQTM đi theo con đường manh nha- xuất hiện - bùng nổ. Năm 1998, nhượng quyền thương mại được quy định lần đầu tại thông tư 1254/1998/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/1998/NĐ-CP ngày 1/7/1998 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên, thuật ngữ pháp lý được đề cập cho vấn đề này là “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh”. Cụ thể tại điểm 4.1.1 của TT quy định: “Các Hợp đồng với nội dung cấp li xăng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá kèm theo các bí quyết sản xuất, kinh doanh được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam có giá trị thanh toán cho một Hợp đồng trên 30.000 USD (hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng anh gọi là franchise) ”. Như vậy, hợp đồng NQTM trong giai đoạn này là một loại hợp đồng chuyển giao công nghệ, và thẩm quyền cấp phép đăng ký kinh doanh thuộc về Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Ngày 2/2/2005, trước những biểu hiện sơ khai của hoạt động NQTM, NQTM tiếp tục được điều chỉnh thông qua NĐ 11/2005/NĐ-CP và TT số 30/2005/TT-BKHCN quy định về chuyển giao công nghệ. Tại đây, NQTM tiếp tục được tiếp cận với tư cách là một hoạt động chuyển giao công nghệ. Khoản 6 điều 4 NĐ 11/2005 đặc biệt nhấn mạnh:

“Điều 4: Nội dung chuyển giao công nghệ

Chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao một hoặc một số nội dung hoặc toàn bộ các nội dung sau: 6. Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Thời hạn hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, bản chất của hoạt động nhượng quyền vẫn chưa được phản ánh trong hoạt động NQTM tiếp tục có phạm vi chuyển giao rộng hơn chuyển giao công nghệ trên thực tế. Điều này làm thui chột, bó hẹp các hoạt động nhượng quyền cũng như gây khó khăn cho các chủ thể tại ngành này. Ngày 27/6/2005, hoạt động nhượng quyền được ghi nhận và định danh cụ thể trong mục 8, chương II, LTM 2005, có hiệu lực từ 1/1/2006 với tư cách là một trong các hoạt động thương mại cụ thể với 8 quy định. Như vậy, cho đến năm 2006, Việt Nam chưa có khung pháp lý điều chỉnh các thỏa

28

thuận NQTM. Việc công nhận tính pháp lý của NQTM cho thấy Nhà nước đã có những quan tâm đúng cách và nhận thấy vai trò cũng như tiềm năng phát triển của lĩnh vực này, từ đó thấy được định hướng của quốc gia trong việc khuyến khích sự phát triển của hoạt động NQTM. Để cụ thể hóa các quy định tại LTM 2005 và mô tả những chỉ định cốt lõi, ngày 31/3/2006 và 26/5/2006, Chính Phủ và Bộ Thương mại đã lần lượt ban hành NĐ 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và TT 09/2006/TT-BTM hướng dẫn thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.

Ngoài ra, hoạt động NQTM là một “búi” các hoạt động liên quan như li xăng, chuyển giao công nghệ, đại lý, xúc tiến thương mại không thể tách rời, nên sự hình thành pháp luật nhượng quyền còn thông qua các quy định nằm rải rác tại các văn bản pháp lý liên quan khác.

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w