Lý giải những hạn chế

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 86 - 89)

a/ Nguyên nhân chủ quan:

Pháp luật NQTM đã xuất hiện từ lâu (năm 2005). Thời điểm đó, nhà làm luật còn nhiều bỡ ngỡ trong việc điều chỉnh hoạt động một cách toàn vẹn nhất. Tại thời điểm đó, NQTM không quá quen thuộc với nhiều người nên các quy định pháp luật chưa thể dự báo chính xác những diễn biến phát sinh trong hoạt động thương mại này.

Hầu hết các chế định pháp luật về NQTM đều để mở, thể hiện trong cụm từ

“trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác ”, dù thể hiện nguyên tắc tôn trọng ý chí chủ quan của chủ thể tham gia, nhưng kết hợp với việc quá ít các điều khoản quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên khiến cho các chủ thể dễ dàng thêm những điều khoản gây hạn chế cạnh tranh, gây bất lợi cho bên nhận quyền hoặc độc chiếm thị trường.

Thiếu những nghiên cứu chuyên sâu về thuật ngữ pháp lý tại lĩnh vực nhượng quyền. Sự bùng nổ xuất hiện của hoạt động nhượng quyền tại thời điểm đó khiến nhiều nhà đầu tư chưa thích ứng kịp thời, nhà làm luật với việc nghiên cứu cơ bản lĩnh vực này cũng như xem xét tình hình thương mại Việt Nam để xây dựng hệ thống pháp luật nhượng quyền phù hợp cũng chưa đủ điều kiện để thực hiện những luận giải pháp lý cho những thuật ngữ có sự khác biệt.

75

dùng. Vì vậy, mọi hành vi trái pháp luật của BNQ đều có thể dẫn tới vi phạm nghĩa vụ hợp đồng với BNhQ.

NQTM là hoạt động mới, tập hợp của những hoạt động mang tính thương mại khác. Trong khi những hoạt động đó đã được quy định trong pháp luật chuyên ngành như vấn đề sáng chế, công nghệ, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, bí mật kinh doanh, tên thương mại đều được quy định tại Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ. Vì vậy nhà làm luật mặc định nếu xảy ra sự kiện pháp lý liên quan đến những đối tượng của QTM trong hoạt động NQTM sẽ trực tiếp đối chiếu đến quy định của luật chuyên ngành đầu tiên, luật NQTM như vậy sẽ trở thành luật phụ.

b/ Nguyên nhân khách quan:

Xu hướng biến đổi của nền kinh tế nói chung, ngành nhượng quyền thương mại nói riêng, dưới sức ảnh hưởng của quá trình hội nhập khiến các yếu tố liên quan của ngành nhượng quyền có sự đổi thay như công nghệ chuyển giao, phương thức hợp đồng. Điều này dẫn đến pháp luật nhượng quyền khó có thể trọn vẹn điều chỉnh hoạt động này trong một khoảng thời gian dài.

Như vậy, với những tồn tại pháp luật như vậy, nếu không sớm có sự điều chỉnh trong những chế định sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nhượng quyền thương mại cũng như những hành vi thương mại liên quan. Cùng với đó, nhà làm luật cũng cần phái nắm vững xu hướng vận hành ngành nhượng quyền trên thực tế để đưa ra những quy chuẩn hợp lý, hiệu quả, hữu dụng. Sự cần thiết của những điều chỉnh pháp luật một cách hợp lý, khoa học không chỉ tác động đến những diễn biến nhượng quyền mà còn hỗ trợ rất lớn cho việc tham khảo pháp luật cũng như thi hành trên thực tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Dựa trên nền tảng phân tích lý thuyết pháp luật nhượng quyền thương mại tại chương 1, tác giả trong chương 2 đã bám sát những cơ sở lý luận chung để thực hiện phân tích thực trạng quy định của pháp luật nhượng quyền Việt Nam và thực tiễn thi hành pháp luật lĩnh vực này trên thực tế, đánh giá và chứng minh các yếu tố pháp lý nhượng quyền bằng cách ví dụ trên thực tế, thống kê hoạt động của một số thương nhân nhượng quyền và nhận quyền nổi bật tại Việt Nam. Từ đó, tác giả đưa ra những nhận

76

xét tổng quan về ưu và nhược điểm của pháp luật nhượng quyền thương mại cũng như luận giải nguyên do tồn đọng những hạn chế pháp lý đó. Những đánh giá về pháp luật là căn cứ để tác giả thực hiện việc đưa ra những đề xuất điều chỉnh pháp luật tại chương tiếp theo.

77

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w