PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ NGUYÊN TẮC

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 35)

NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, NQTM có thể được chia thành nhiều hình thức. Có thể kể đến những cách phân loại như sau:

a/ Dựa trên tiêu chí khu vực, lãnh thổ, NQTM gồm:

• Nhượng quyền thương mại trong nước

• Nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam

• Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài b/ Dựa trên tiêu chí kinh doanh, NQTM gồm:

• Nhượng quyền phân phối sản phẩm

• Nhượng quyền sử dụng công thức kinh doanh

c/ Dựa trên tiêu chí mục tiêu phát triển của hoạt động kinh doanh, NQTM gồm:

• Nhượng quyền thương mại độc quyền

• Nhượng quyền thương mại theo vùng

- Dựa trên tiêu chí cách thức hoạt động, NQTM gồm:

• Nhượng quyền thương mại trực tiếp

23

Ý nghĩa việc phân loại: Việc phân loại hoạt động nhượng quyền thực sự cần thiết, nhằm mục đích sắp xếp, hệ thống hóa các loại hình NQTM, đảm bảo tính khoa học, thuận lợi cho công tác nghiên cứu, áp dụng. Xác định từng mô hình NQTM sẽ dễ dàng xác định phạm vi hoạt động của hoạt động nhượng quyền, từ đó điều chỉnh pháp luật thực thi hiệu quả hơn, nhanh gọn hơn.

Hoạt động NQTM hoạt động dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Trước hết, NQTM là hoạt động thương mại, vì vậy hành vi nhượng quyền mang bản chất thương mại nên tất yếu phải hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất của lĩnh vực thương mại. Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại. Trong quan hệ nhượng quyền, BNQ và BNhQ dù tồn tại ở tư cách pháp lý nào cũng đều ngang hàng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và bị áp dụng chế tài xử phạt nếu vi phạm pháp luật như nhau. Thứ hai, nguyên tắc tự do ý chí và các bên đều có lợi. Các bên có quyền tự do thỏa thuận giao kết hợp đồng thương mại như lựa chọn đối tác, phương thức kinh doanh, giá trị giao dịch thương mại. Khi tham gia quan hệ nhượng quyền, cả hai bên đều phải thỏa thuận, kí kết hợp đồng dựa trên tinh thần tự nguyên. Sự đồng thuận này chỉ xảy ra khi cả hai bên đều đạt được lợi ích nhất định khi tham gia quan hệ. Chính vì vậy, nếu một trong các bên giao kết hợp đồng không tự nguyên thì sẽ là căn cứ để tuyên bố hợp đồng vô hiệu, vi phạm nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực này. Thứ ba,

nguyên tắc không trái pháp luật. Các bên có quyền tự do ý chí, tuy nhiên những thỏa thuận pháp lý mà các bên đưa ra vẫn phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Các bên tự do ý chí nhưng không được vi phạm pháp luật và quy chuẩn đạo đức xã hội. Thứ tư,

nguyên tắc áp dụng thói quen thương mại, tập quán thương mại trong hoạt động thương mại. Thói quen thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một khu vực hoặc lĩnh vực thương mại. Tập quán thương mại được áp dụng khi các bên không quy định pháp luật cũng không có thói quen thương mại. Thứ năm, nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Với đặc thù ngành NQTM, BNQ và BNhQ dù kinh doanh dưới cùng một hệ thống QTM, tuy nhiên việc

24

kinh doanh là độc lập, vì vậy đều tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Lấy người tiêu dùng làm gốc, các bên có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh. BNQ phải đăng tải đầy đủ các cơ sở nhận quyền của mình và BNhQ cũng phải công bố nguồn gốc cơ sở hoạt động và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin. Thứ sáu, nguyên tắc nhận giá trị pháp

Một phần của tài liệu 840 pháp luật nhượng quyền thương mại thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w