còn lại trong hợp đồng. Khi mâu thuẫn giữa các bên xảy ra, việc thương lượng, hòa giải chủ yếu được thực hiện bởi các bên cần đặt uy tín của QTM lên hàng đầu. Tuy vậy, có nhiều tranh chấp tại hoạt động này vẫn cần giải quyết tại Tòa án. Những bản án, quyết định về tranh chấp tại lĩnh vực này được Tòa án nhân dân tối cao phân loại thuộc loại vụ việc kinh doanh thương mại, chủ yếu với tội danh/quan hệ pháp luật tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ trên trang web congbobanan.toaan.gov.vn. Theo đó, những tranh chấp tại ngành nhượng quyền thương mại thường xuất hiện bởi những lý do cơ bản sau: (1) sự áp đặt kiểm soát quá mức của BNQ đến BNhQ, BNhQ trở thành một cơ sở, chi nhánh của BNQ làm sai lệch bản chất tự tiến hành kinh doanh của các bên trong hoạt động NQTM; (2) BNhQ đổ lỗi cho BNQ và không chịu trách nhiệm khi việc kinh doanh nhượng quyền không thành công, cho rằng BNQ lừa đảo về uy tín, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ chuyển giao, đào tạo và trợ giúp cho BNhQ, áp đặt phương thức kinh doanh gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của BNhQ; (3) BNQ áp đặt nhiều loại phí vô lý, thiết lập mạng lưới NQTM chỉ để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, sau đó biến mất; (4) BNhQ tham gia vào hệ thống NQTM để nắm giữ bí quyết, thông tin bí mật; (5) các bên cố ý không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, thực hiện sai các nghĩa vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng, gây nên hoặc có nguy cơ gây nên những hệ quả ảnh hưởng đến việc kinh doanh của đối phương.
Các vụ việc về NQTM nổi bật như: Bản án số 06/2019/KDTM-ST ngày 10/7/2019 về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty về việc trả cổ tức do Tòa án nhân dân thành phố Đà Nang ban hành; Bản án 51/2020/DS-PT ngày 22/6/2020 về tranh chấp hợp đồng nhượng quyền kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng do Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định tuyên xử; Bản án 02/2018/KDTM-PT ngày 26/1/2018 về tranh chấp hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp [29]. Ngoài ra, có tồn tại một số bản án phúc thẩm do tòa án sơ thẩm xác định sai thẩm quyền và vụ việc tranh chấp như sự nhầm lẫn giữ hợp đồng hợp tác và hợp đồng nhượng quyền kinh doanh.
2.2.1.6. Thực tiễn thi hành pháp luật về mối quan hệ điều chỉnh giữa nhượngquyền quyền
68
Quan hệ giữa pháp luật nhượng quyền thương mại và pháp luật cạnh tranh đã được đề cập đến trong phần trước của khóa luận. Ranh giới giữa vi phạm pháp luật cạnh tranh và bảo vệ hoạt động trong hệ thống nhượng quyền mong manh, cần phải dựa trên nhiều yếu tố như thị phần chiếm lĩnh thị truờng liên quan, các quy định có thực sự liên quan đến đối tượng hợp đồng không. Trong hợp đồng NQTM, bất kể quy định nào về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng rất dễ đến hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh trên thị trường. Vậy nên ngoài việc bám sát nền tảng luật chung, các bên cũng cần cân nhắc và xem xét kĩ lưỡng các thỏa thuận và thực hiện các quy định đó.
Xét trên thực tế, các quy định của pháp luật nhượng quyền luôn cân nhắc đến sự liên kết với pháp luật cạnh tranh. Một số thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực nhượng quyền thương mại có thể kể đến như thỏa thuận về giá bán hàng hóa, dịch vụ, phân chia lãnh thổ nhượng quyền hay các thỏa thuận lạm dụng vị trí thống lĩnh trong hoạt động nhượng quyền. Một trong những hành vi thường thấy trong những vi phạm pháp luật cạnh tranh nhưng lại phù hợp với đặc tính của pháp luật nhượng quyền của hoạt động này đó là việc BNQ ấn định giá bán lại hoặc giá bán lại tối thiểu cho BNhQ. Với đặc tính đồng bộ hệ thống nhượng quyền, chủ thể QTM hướng tới loại bỏ các cạnh tranh về giá giữa các đối tác nhận quyền. Nếu BNhQ không tuân thủ các quy định về mọi loại giá cả sẽ ảnh hưởng đến hệ thống chung cũng như uy tín, giá trị thương mại của thương hiệu đối với người tiêu dùng. Hành vi ấn định giá bán lại tối thiểu là việc BNQ xác định mức giá thấp nhất mà BNhQ bán cho khách hàng sản phẩm mà BNQ đã bán cho BNhQ. Áp dụng chế định này giúp nhà nhượng quyền kiểm soát sự cạnh tranh giữa các đối tác trong cùng hệ thống. Song, dưới góc độ của pháp luật cạnh tranh, việc ấn định giá bán lại và giá bán lại tối thiểu ảnh hưởng đến quyền tự do xác định giá bán của BNhQ và gián tiếp gây thiệt hại đến người tiêu dùng khi họ không có cơ hội được lựa chọn sản phẩm với mức giá hợp lý. Áp dụng chế định này trong quá trình thực hiện hợp đồng làm giảm đi khả năng cạnh tranh của BNhQ trong kinh doanh. Mâu thuẫn giữa pháp luật nhượng quyền và luật cạnh tranh về hành vi này có thể thấy tại các cửa hàng nhượng quyền với mô hình kinh doanh đồng giá. Đơn cử như hệ thống NQTM siêu thị đồng giá DAISO của Nhật Bản du nhập vào Việt Nam từ năm 2008 và có 6 cửa hàng nhận quyền. Theo đó, hệ thống siêu thị kinh doanh các sản phẩm với giá 39.500 đồng tạo nên nét đặc trưng tiêu biểu đúng nghĩa với tên thương
69
hiệu của DAISO [30]. Dù chủ thể nhượng quyền kiểm soát tốt sự cạnh tranh trong hệ thống của mình, tuy nhiên lại giới hạn sự tự do kinh doanh của BNhQ. Cho dù DAISO không phả là doanh nghiệp có tỷ lệ phần trăm chiếm lĩnh thị trường liên quan tại Việt Nam, nhưng hoạt động ấn định giá bán lại của chủ thể nhượng quyền phần nào có tác động triệt tiêu sự cạnh tranh trên thị trường.