Pháp luật là công cụ quản lý của Nhà nước, điều chỉnh pháp luật hoàn thiện hơn chính là cách Nhà nước tổ chức quản lý các hoạt động quốc gia hiệu quả. Điều chỉnh hệ thống pháp luật nhượng quyền là điều kiện cần bởi đây là vấn đề thiết thực và không thể thiếu để đạt mục tiêu ổn định thị trường nhượng quyền. Với những hạn chế trong quá trình thi hành NQTM, việc điều chỉnh hệ thống pháp luật nhượng quyền là tất yếu để khắc phục những tồn đọng đó để hoạt động thương mại diễn ra trong không gian nhượng quyền an toàn và hiệu quả. Thông qua hành lang pháp lý có mức độ bao quát cao, các thương nhân tham gia quan hệ nhượng quyền có thể yên tâm đầu tư, tập trung phát triển hoạt động kinh doanh của mình khi đã có pháp luật bảo vệ. Cùng với đó, các chế tài được quy định chặt chẽ sẽ nâng cao ý thức, trách nhiệm của các thương nhân tuân thủ pháp luật, hoạt động minh bạch. Từ đó, thị trường NQTM tiềm năng của nước ta tạo nên những thiện cảm đối với quốc tế, điều này cũng thu hút không ít các nhà đầu tư nước ngoài, gia tăng giá trị thương mại của thị trường Việt. Có một hệ thống pháp lý hoàn thiện cũng là một phương cách để Nhà nước nắm bắt được toàn bộ những diễn biến hoạt động thương mại để dễ dàng điều chỉnh, đưa ra những sách lược khuyến khích gia tăng quy mô nhượng quyền hoặc hạn chế để bảo vệ quốc gia từ nhiều khía cạnh. Vậy nên có thể nhấn mạnh, sự hoàn thiện của pháp luật NQTM là điều kiện cần để hoạt động thương mại này được khai thác hết mức tiềm năng của nó.
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀNTHƯƠNG THƯƠNG
MẠI TẠI VIỆT NAM
Sự hoàn thiện của pháp luật là hành trình điều chỉnh, thích ứng và dự đoán bao quát những thay đổi có thể xảy ra của vấn đề, thể hiện trên các yếu tố lập pháp và hành pháp. Chính vì vậy, định hướng hoàn thiện pháp luật nhượng quyền phải bám sát hai yếu tố cơ bản đó bằng cách thực hiện sửa đổi những điều luật còn rườm rà, chưa phù hợp, bổ sung thêm các chế định thích hợp, cụ thể vấn đề quan trọng và cần thiết, đưa ra những dẫn dắt cụ thể.
Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về NQTM Việt Nam được tác giả đưa ra dựa trên những định hướng sau:
78
Thứ nhất, giải pháp hoàn thiện pháp luật NQTM phải bám sát đường lối chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, công tác phát triển hoạt động NQTM được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cùng các bộ ban ngành liên quan và những nhà đầu tư tại lĩnh vực này hết sức quan tâm. Cụ thể, Đảng và Nhà nước luôn đề cao tinh thần thượng tôn pháp luật, xây dựng đất nước theo tôn chỉ của Hiến pháp 2013. Hoạt động NQTM là một hoạt động kinh tế, vì vậy hoạt động này được tiến hành dựa trên những quyền nhất định của chủ thể tham gia và những quy định về pháp luật kinh tế. Cụ thể có thể kể đến như quyền bình đẳng trước pháp luật của mọi chủ thể xã hội (Điều 16 Hiến pháp 2013). Như vậy, đúng với tinh thần của Hiến pháp quốc gia, các thương nhân trong quan hệ NQTM cần được pháp luật bảo vệ quyền lợi ngang nhau. Hoạt động NQTM được sự khuyến khích phát triển của Nhà nước trong nền kinh tế chung của quốc gia thông qua những lưu tâm của Hiến pháp 2013 đến đến những vấn đề liên quan của hoạt động NQTM như chuyển gia công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tại khoản 2, khoản 3 điều 62 Hiến pháp 2013 có đề cập : “ Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ ”; “Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.”
Cùng với đó, Hiến pháp 2013 quy định về quyền tham gia quản lý Nhà nước của công dân như sau: “ Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và các nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia giản lý nhà nước và xã hội.”
(Điều 28). Với quy định này, tác giả hoàn toàn có cơ sở để tiến hành nghiên cứu và kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện pháp luật NQTM trong đề tài này. Chính phủ cho phép thành lập Hiệp hội thương mại để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thương nhân trong hoạt động thương mại nói chung, mở đường cho các hành vi bảo vệ chủ thể nhượng quyền/nhận quyền của lĩnh vực nhượng quyền. Cùng với đó, trong những kế hoạch định hướng 5 năm về phát triển kinh tế, xã hội, Nhà nước cũng đề cập đến hoạt động này một trong những nhiệm vụ cụ thể của quốc gia. Cụ thể, trong Chỉ thị số 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2021-2025, nhiệm vụ cụ thể cần toàn dân hướng tới ở nhượng quyền bao gồm:
79
nghiệp tham gia hiệu quả vào cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.”; “Tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của nền kinh tế”; “hoàn thiện thể chế để phát triển các mô hình kinh tế mới có ứng dụng công nghệ số.”
Thứ hai, sự thay đổi của pháp luật NQTM vẫn phải đảm bảo thống nhất, đồng bộ với pháp luật nhượng quyền thế giới và các cam kết quốc tế. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 nước, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài. Việt Nam cũng là thành viên của rất nhiều tổ chức quốc tế về kinh tế thương mại. Điển hình có thể kể đến Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) (gia nhập năm 2007); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (gia nhập năm 1998); Uỷ ban liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) (trúng cử làn thành viên năm 2018); Hội nghị của Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD); Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) (gia nhập năm 1995); Hiệp định thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) (ký kết năm 2016). Với mật độ gia nhập các tổ chức khu vực và toàn cầu, hoạt động NQTM của Việt Nam khi diễn ra đặc biệt trong quan hệ nhượng quyền giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân trong nước sẽ càng chịu nhiều sự điều chỉnh của các quy định pháp lý có giá trị quốc tế. Vậy nên, việc điều chỉnh pháp luật NQTM cần có sự thống nhất, đồng bộ và tương thích với những điều chỉnh của pháp luật quốc tế, tránh những xung đột pháp luật không đáng có do sự chênh lệch giữa các quy phạm trong và ngoài nước. Điều chỉnh pháp luật nhượng quyền thương mại có sự tương thích với các cam kết quốc tế sẽ thuận tiện hơn cho các chủ thể tham gia quan hệ trong quá trình thực thi pháp luật, tiến hành kinh doanh. Điều này cũng khiến thị trường Việt Nam và quan hệ ngoại giao được đánh giá cao, thể hiện tinh thần thượng tôn pháp luật, trách nhiệm trong thực hiện các cam kết quốc tế. Tuy nhiên, việc đồng bộ các quy định pháp luật không đồng nghĩa với việc lấy các quy chuẩn từ trong cam kết quốc tế mà các đề xuất cần phải dựa trên sự phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, trình độ phát triển khoa học công nghệ của quốc gia.
Thứ ba, đề xuất hoàn thiện pháp luật nhượng quyền phải dựa trên thực tiễn nền thương mại quốc gia cũng như sự phân tích xu hướng hoạt động NQTM trong tương lai. Bám sát thực tiễn khiến việc đưa ra các giải pháp có giá trị thiết thực hơn. Việc thi hành những sửa đổi bổ sung dựa trên những diễn biến thực tiễn về hội nhập thương
80
mại sẽ nhanh chóng đạt được những kết quả trực quan cho các chủ thể trong quan hệ thương mại này.
3.2. KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN