5. Kết cấu luận văn
3.2.4. Tạo động lực làm việc thông qua đào tạo và bồi dưỡng
Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực là chìa khóa để doanh nghiệp phát triển bền vững, Agribank là một trong những doanh nghiệp luôn quan tâm bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn kinh doanh. Agribank CN Lào Cai luôn coi công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu hàng đầu hướng đến sự phát triển bền vững và coi đây là hoạt động thường xuyên nhằm cung cấp, bổ sung, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng,...để hoàn thành công việc theo chiến lược phát triển nguồn nhân lực đề ra đạt được kết quả kinh doanh cao sẽ góp phần đẩy mạnh quá trình đổi mới toàn diện các hoạt động của Agribank CN Lào Cai
cũng như của Agribank theo mô hình tân tiến của ngân hàng trong khu vực và thế giới. Đồng thời coi đây là động lực thúc đẩy NLĐ trong Chi nhánh nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc.
Công tác đào tạo và phát triển tại Agribank CN Lào Cai được thực hiện theo Văn bản hợp nhất số 2059/VBHN-HĐTV-TCTL ngày 31/12/2016 của Hội đồng thành viên Agribank ban hành “Quy chế quản lý lao động trong hệ thống Agribank”; Quyết định số 806/QĐ-HĐTV-TCTL ngày 15/8/2017 của Hội đồng thành viên Agribank về việc “Sửa đổi, bổ sung văn bản hợp nhất số 2059/VBHN-HĐTV-TCTL ngày 31/12/2016 của Hội đồng thành viên Agribank ban hành quy chế quản lý lao động trong hệ thống Agribank”; Quyết định 596/QĐ/NHNo-TCCB ngày 16/06/2013 của Agribank “Quy định về công tác đào tạo trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Việc xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng tại Agribank CN Lào Cai căn cứ vào nhu cầu thực tiễn công việc tại Chi nhánh; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Trường Đào tạo cán bộ Agribank.
Các hình thức đào tạo và bồi dưỡng tại Agribank CN Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019 gồm:
- Đào tạo ngắn hạn:
+ Đào tạo tại Trường Đào tạo cán bộ Agribank: chương trình quản trị ngân hàng hiện đại; chương trình ngân hàng bán lẻ; chương trình đào tạo tin học, áp dụng các chương trình phần mềm trong hoạt động ngân hàng; chương trình đào tạo hệ thống thanh toán nội bộ và kế toán khách hàng (IPCAS); chương trình Tài chính nông thôn II, III; chương trình Tổ chức và hoạt động của Agribank dành cho cán bộ mới tuyển dụng…Ngoài ra, các CBNV của Agribank CN Lào Cai còn tham giá các khóa học, tập huấn ngắn hạn về các nghiệp vụ cơ bản như: thanh toán quốc tế cơ bản; thẩm định dự án đầu tư; nghiệp vụ ngân hàng cơ bản; nghiệp vụ thanh toán quốc tế nâng cao; bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ năng sư phạm; bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí; tin học cơ bản giao dịch trực tiếp; tập huấn chuyên đề Tiếp thị và truyền thông; quản trị ngân hàng; kỹ năng quản lý và lãnh đạo…
+ Đào tạo thông qua thực tiễn công việc: Agribank nói chung, Agribank CN Lào Cai nói riêng tin tưởng và giao trách nhiệm cho cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ quản lý trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực thông qua hình thức giao việc và theo dõi quá trình xử lý công việc, đưa ý kiến nhận xét phản hồi; tạo cơ hội cho cán bộ cọ
sát với thực tế, trải nghiệm những phần việc phức tạp, đa dạng và tích lũy kinh nghiệm trong công việc.
- Đào tạo dài hạn:
Hoạt động đào tạo dài hạn tại Agribank CN Lào Cai gồm đào tạo đại học và đào tạo sau đại học.
+ Đào tạo đại học: Agribank CN Lào Cai căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ trong chuyên môn nghiệp vụ, xét nguyện vọng của cán bộ trong Chi nhánh để tạo điều kiện cho cán bộ theo học hoàn thiện, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ (hình thức học liên thông, tại chức, văn bằng hai) đối với các chuyên ngành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính - Ngân hàng, Quản trị kinh doanh để phục vụ cho công tác chuyên môn tại Chi nhánh. Điều này phù hợp với mục tiêu mà Chi nhánh đề ra là đảm bảo 100% số cán bộ chuyên môn phải có trình độ chuyên môn bậc Đại học, đáp ứng công việc đang đảm nhiệm.
+ Đào tạo sau Đại học: Chuẩn bị nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ công tác lâu dài, tại Chi nhánh đang có nhiều cán bộ chủ động đi học cao học để bồi dưỡng thêm tri thức, góp phần nâng cao chất lượng công việc. Đối tượng đi học là những cán bộ có tư cách đạo đức tốt, phẩm chất chính trị vững vàng, những cán bộ trẻ ham học hỏi, có nguyện vọng phục vụ lâu dài trong Chi nhánh.
Bảng 3.11. Kết quả đào tạo và bồi dưỡng giai đoạn 2017 - 2019 tại Agribank CN Lào Cai
Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 Tổng
1. Đào tạo ngắn hạn 84 91 98 273
- Đào tạo tại Trường Đào tạo cán bộ
Agribank người 11 13 16 40
- Đào tạo thông qua thực tiễn công việc người 73 78 82 233
2. Đào tạo dài hạn 4 4 2 10
- Đại học người 2 1 0 3
- Sau đại học người 2 3 2 7
3. Kinh phí đào tạo bình quân/người Tr.đ 35,7 39,4 47,1 122,2
Nguồn: Phòng Tổng hợp, Agribank CN Lào Cai
Từ bảng trên có thể thấy giai đoạn 2017 - 2019 có 273 lượt cán bộ của Agribank CN Lào Cai được đào tạo ngắn hạn, trong đó đào tạo tại Trường Đào tạo cán bộ Agribank là 40 người; đào tạo thông quan thực hiễn công việc là 233 lượt người. Đặc biệt giai đoạn này, Chi nhánh cử đi đào tạo tại Trường Đào tạo cán bộ Agribank đối với 9 cán bộ được tuyển dụng mới phải tham gia đào tạo ngắn hạn theo quy định của Agribank.
Đối với hoạt động đào tạo dài hạn, Agribank CN Lào Cai luôn khuyến khích cán bộ nhân viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tính đến hết 31/12/2019 thì tại Agribank CN Lào Cai có 73 người đã có trình độ đại học và trên đại học, chỉ còn 9 người chưa có bằng đại học gồm 6 cán bộ tín dụng; 01 lái xe và 02 nhân viên kế toán.
Đối với kinh phí đào tạo: Agribank CN Lào Cai thực hiện chi trả toàn bộ chi phí các khóa đào tạo ngắn hạn theo kế hoạch và có quyết định cử đi học của Tổng giám đốc Agribank hoặc Giám đốc Agribank CN Lào Cai. Giai đoạn 2017 - 2019 Agribank CN Lào Cai thực hiện chi trả 122,2 triệu đồng cho cán bộ theo học các khóa đào tạo ngắn hạn. Đối với đào tạo dài hạn thì cán bộ theo học tự túc toàn bộ kinh phí theo học, Agribank CN Lào Cai hỗ trợ một phần về công việc được giao.
Để đánh giá việc tạo động lực làm việc cho NLĐ thông qua đào tạo, bồi dưỡng tại Agribank CN Lào Cai, tác giả tiến hành khảo sát 82 CBNV, NLĐ tại Agribank CN Lào Cai, kết quả được thể hiện tại bảng dưới đây:
Bảng 3.12: Kết quả khảo sát về tạo động lực làm việc thông qua đào tạo, bồi dưỡng tại Agribank CN Lào Cai
TT Tiêu chí Số người lựa chọn (n=82) Điểm TB Ý nghĩa (1) (2) (3) (4) (5)
1 Căn cứ để xác định nhu cầu
đào tạo hàng năm phù hợp 11 20 16 22 13 3,07
Phân vân 2 Đối tượng đào tạo được lựa
chọn chính xác và công bằng 12 14 18 28 10 3,12
Phân vân 3 Hoạt động đào tạo đa dạng,
phong phú 0 8 12 39 23 3,94
Đồng ý
4
Nội dung đào tạo cung cấp những kiến thức kỹ năng phù hợp với công việc và mong đợi của NLĐ
0 5 10 46 21 4,01 Đồng ý
5 Được chi nhánh tạo điều kiện
để học tập nâng cao trình độ 0 7 13 40 22 3,94 Đồng ý 6
Kinh phí đào tạo hàng năm hợp lý, gắn với kết quả hiệu quả kinh doanh
18 24 24 11 5 2,52 Không đồng ý
7
Việc đánh giá hiệu quả đào tạo được tiến hành bằng các tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp
16 26 19 18 3 2,59 Không đồng ý
Việc khảo sát được thực hiện qua 7tiêu chí, kết quả khảo sát cho thấy, trong số 07 tiêu chí được đưa ra đánh giá về công tác tạo động lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng thì có 03 tiêu chí được đánh giá ở mức “đồng ý”; 02 tiêu chí được đánh giá ở mức “phân vân” đó là tiêu chí “Căn cứ để xác định nhu cầu đào tạo hàng năm phù hợp” và tiêu chí “Đối tượng đào tạo được lựa chọn chính xác và công bằng”; 02 tiêu chí đánh giá ở mức “không đồng ý” đó là tiêu chí “Kinh phí đào tạo hàng năm hợp lý, gắn với kết quả hiệu quả kinh doanh” và tiêu chí “Việc đánh giá hiệu quả đào tạo được tiến hành bằng các tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp”. Điều này cho thấy, thời gian qua Agribank CN Lào Cai luôn quan tâm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, coi đây là động lực quan trọng thúc đẩy tinh thần làm việc của cán bộ nhân viên. Toàn bộ cán bộ nhân viên của Chi nhánh luôn được quan tâm tạo điều kiện để học tập nâng cao trình độ; các hoạt động đào tạo đa dạng, phong phú; nội dung đào tạo cung cấp những kiến thức và kỹ năng cần thiết và phù hợp với mong đợi của người được cử đi đào tạo.
Tuy nhiên, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của Agribank CN Lào Cai vẫn còn những tồn tại như: việc xác định nhu cầu đào tạo hằng năm còn bị động và mang tính áp đặt chỉ tiêu mà chưa xuất phát từ nhu cầu của cán bộ nhân viên; đối tượng đào tạo được lựa chọn nhiều lúc còn chưa chính xác, công bằng mà vẫn còn tình trạng cả nể, chưa dựa trên các tiêu chí cử đi đào tạo rõ ràng, nhiều lúc cử đi đào tạo mang tính hình thức, chưa thực sự xuất phát từ nhu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; kinh phí đào tạo hàng năm còn rất thấp chưa tương xứng với kết quả hoạt động kinh doanh; việc đánh giá hiệu quả đào tạo mặc dù đã được tiến hành, tuy nhiên chưa đánh giá kịp thời sau đào tạo và thiếu các tiêu chí và phương pháp đánh giá phù hợp. Chính từ những tồn tại hạn chế nêu trên, việc tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua đào tạo, bồi dưỡng tại Agribank CN Lào Cai vẫn còn chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn.