Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức ph
3.3.5. Hoạt động tổng kết và đánh giá
Để nắm vững tình hình hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, phục vụ cho việc quản lý về kinh tế đối với các phi chính phủ nước ngoài cũng như lập kế hoạch cho tương lai không thể không nhắc đến hoạt động tổng kết và đánh giá. Trong thời gian qua, tại Phú Thọ hoạt động tổng kết, đánh giá cũng đã được quan tâm tổ chức thực hiện khá tốt, thể hiện qua các mặt sau:
- Các cơ quan quản lý chuyên ngành luôn chú ý yêu cầu các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và đối tác Việt Nam tổ chức đánh giá hiệu quả khi chương trình, dự án kết thúc và có báo cáo đánh giá kết quả gửi các cơ quan chức năng. Qua đó có thể đánh giá được thực chất các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
- Việc tổng kết đánh giá còn được thực hiện qua chế độ báo cáo định kỳ. Từ việc, phân tích, so sánh và tổng hợp các số liệu báo cáo, các cơ quan quản lý có thể phần nào tổng kết, đánh giá được thực trạng hoạt động của các
83
tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như hiệu quả đem lại của các dự án và hoạt động của các tổ chức này.
- Ngoài ra, hàng năm Sở Ngoại vụ tỉnh đều tổ chức họp giao ban, gặp gỡ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và các đối tác Việt Nam. Trong các buổi họp, các cơ quan quản lý nhà nước thường trao đổi về các vấn đề phát sinh, những hiện tượng nổi bật trong hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài…Qua đó một mặt đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, mặt khác tổng kết, rút ra những vấn đề hạn chế còn tồn tại trong quá trình quản lý.
Có thể thấy, việc tổ chức các hoạt động tổng kết và đánh giá rất quan trọng. Nó giúp các cơ quan quản lý có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cũng như thực trạng quản lý. Từ đó kịp thời rút ra kinh nghiệm, bài học quý báu để việc quản lý trong tương lai đạt hiệu quả cao hơn.
Bảng 3.10. Kết quả thực hiện các dự án về kinh tế của tổ chức PCPNN tại tỉnh Phú Thọ năm 2014 TT Tên dự án/ khoản viện trợ phi dự án Tổ chức/ cá nhân tài trợ Địa bàn thực hiện dự án Ngân sách toàn dự án cam kết (USD) Ngân sách dự án năm 2014 (USD) Giá trị giải ngân thực tế năm 2014 1 Mở rộng SRI và các sáng kiến nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ Oxfam America - Mỹ - BM 125/UB-HĐ Huyện Lâm Thao, Thanh Sơn 59,000 39,000 22,620 2
Chương trình "Tăng cường khả năng tiếp cận của các hộ nông dân tới phát triển Chuỗi nông nghiệp bền vững" - giai đoạn II Vredeseilanden- Coopibo (VECO) Bỉ AU10/UB-DA Thành phố Việt Trì và huyện Yên Lập 556,681 169,228 197,548 3
Phát triển nông - lâm nghiệp và tiếp cận thị trường cho các hộ gia đình nghèo ở 4 thôn thuộc xã Đồng Sơn, xã Mỹ Thuận - huyện Tân Sơn Tổ chức Conemund và AECID và CSEED Xã Đồng Sơn và xã Mỹ Thuận - huyện Tân Sơn 359,331 160,000 160,000 4 Các tổ chức phi chính phủ Việt Nam vì sinh kế cộng đồng các dân tộc miền núi phía Bắc
Manos Unidas - Tây Ban Nha
huyện Tân Sơn, Thanh
Sơn
432,818 14,351 14,354
5
Phát triển mô hình quản lý và sử dụng đất có sự tham gia tại tỉnh Phú Thọ
Manos Unidas - Tây Ban Nha
huyện Phù
Ninh 135,102 42,000 36,451
6 Hỗ trợ bản tin kinh tế tập thể Toàn tỉnh 1,000 3,000 3,000
84
triển chăn nuôi vùng miền núi phía Bắc Việt Nam (Dự án PALD)
- Pháp - AU103/ UB-DA huyện Yên Lập (Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ)
85
Qua bảng số liệu trên ta thấy các tổ chức PCPNN thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đều tuân thủ các quy định theo cam kết. Năm 2014 số vốn được giải ngân là 506,175 USD đạt 99,95% so với kế hoạch.
Bảng 3.11. Tiến độ thực hiện các dự án về kinh tế của tổ chức PCPNN tại tỉnh Phú Thọ giải đoạn 2010-2014 tính đến cuối năm 2014
TT Lĩnh vực Tổng số
dự án
Dự án hoàn thành Dự án chậm tiến độ
Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)
1 Giáo dục - Đào tạo 50 18 36 32 64 2 Giải quyết các vấn đề xã hội 84 58 69.05 26 30.95 3 Y tế 15 7 46.67 8 53.33 4 Phát triển kinh tế xã hội 66 41 62.12 25 37.88 5 Tài nguyên môi trường 12 9 75 3 25
Tổng 227 133 58.59 94 41.41
(Nguồn: Sở Ngoại vụ tỉnh Phú Thọ)
Các dự án thuộc lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội đã được triển khai bao gồm các dự án về xây lắp, bao gồm xây mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, nước sinh hoạt; tiểu hợp phần mô hình ứng dụng nông nghiệp và đào tạo khuyến nông; Các hoạt động khuyến nông đã hỗ trợ người nông dân đẩy nhanh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao động, từng bước chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp truyền thống thành sản xuất nông nghiệp hàng hoá, xoá đói, giảm nghèo,tăng cường sự tham gia của người dân vào phát triển cộng đồng bền vững; Cho vay vốn tín dụng tiết kiệm giúp phụ nữ phát triển kinh tế vượt nghèo (dự án GVC, PLAN) đã góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân.
Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2014, chỉ có 133 trên tổng số 227 dự án hoàn thành đúng tiến độ (chiếm 58,59%). Trong đó, lĩnh vực tài nguyên môi trường có tỷ lệ hoàn thành tiến độ tốt nhất (75%) và giáo dục là lĩnh vực có tỷ lệ hoàn thành tiến độ thấp nhất (36%). Như vậy, các dự án giáo dục là chậm
86
tiến độ nhất, sau đó đến y tế, phát triển kinh tế xã hội. Đây có thể nói là một thực tế đáng lo ngại đối với tỉnh Phú Thọ khi tỷ lệ các dự án chậm tiến độ rất cao cũng như tỷ lệ giải ngân thực tế thấp hơn so với kỳ vọng của tỉnh.