Quan điểm và định hướng của Đảng và nhà nước về quản lý về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Quan điểm và định hướng của Đảng và nhà nước về quản lý về

38

1.1.5.1 Quan điểm và định hướng ưu tiên sử dụng dự án PCPNN

Chính phủ sử dụng thể chế hành chính nhà nước để điều tiết các hoạt động liên quan tới quản lý và sử dụng viện trợ PCPNN thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi để dự án PCPNN ngày càng được thu hút và sử dụng hiệu quả tại Việt Nam nhằm mục đích vì lợi ích chung của toàn xã hội, người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và dân tộc thiểu số. Qua việc định hướng ưu tiên vận động và sử dụng dự án PCPNN, tạo điều kiện để các dân tộc, vùng miền cùng có cơ hội tiếp nhận viện trợ và sử dụng viện trợ tương đối đồng đều. Dự án PCPNN được sử dụng hỗ trợ thực hiện các mục tiêu ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và nhân đạo của Việt Nam trong từng thời kỳ, chủ yếu bao gồm:

- Phát triển nông nghiệp nông thôn (bao gồm nông nghiệp, thuỷ lợi, lâm nghiệp, thuỷ sản) kết hợp xoá đói giảm nghèo;

- Phát triển hạ tầng cơ sở xã hội (y tế, giáo dục và đào tạo, lao động việc làm, dân số);

- Bảo vệ môi trường và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phòng chống, giảm nhẹ hậu quả thiên tai, dịch bệnh;

- Tăng cường năng lực thể chế, quản lý, kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai;

- Các hoạt động nhân đạo.

1.1.5.2. Định hướng tăng cường công tác quản lý nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Các tổ chức PCPNN, các tổ chức phi lợi nhuận cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm tới sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), tuy nhiên chắc khó đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn viện trợ nước ngoài đang tăng lên mạnh lẽ ở khắp các châu lục. Trong bối cảnh đó, công tác vận động dự án PCPNN có ý nghĩa quan trọng. Nhằm đạt được hiệu quả công tác này cần thực hiện một số chính sách giải pháp sau:

39

a) Tiếp tục thực hiện cả bề rộng lẫn chiều sâu công cuộc “Đổi mới” trong đó có một số chính sách mà các nhà tài trợ nhấn mạnh và coi là thông điệp để xem xét việc cam kết cung cấp viện trợ phát triển đó là:

- Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

- Xoá đói, giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách về thu nhập và xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng, giữa các nhóm xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

- Hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo ra sân chơi bình bẳng đối với mọi thành phần kinh tế.

- Quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có thể dự báo trước.

- Chính sách và giải pháp để giảm nhẹ những thương tổn có thể có trước những tác động từ bên ngoài trong quá trình hội nhập, trong đó có việc Việt Nam gia nhập WTO.

- Quyết tâm của Việt Nam chống nạn tham nhũng.

- Những chính sách bảo đảm tự do, dân chủ và quyền con người… b) Tăng cường vận động dự án phi chính phủ nước ngoài ở các cấp thay vì vận động dự án PCPNN theo từng tỉnh bằng việc tổ chức hội nghị vận động PCPNN của các vùng, phối kết hợp giữa vận động dự án PCPNN với vận động ODA nhằm cung cấp cho các nhà tài trợ cách nhìn tổng quát hơn và tạo điều kiện để phối hợp tốt hơn các nguồn lực.

c) Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tài trợ đi thực tế, nhất là tới các địa phương có nhiều khó khăn và nhiều bức xúc về kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về kinh tế đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài trên địa bàn tỉnh phú thọ (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)